Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhTìm hiểu phương pháp bảo quản nông sản từ màng bao chitosan

Tìm hiểu phương pháp bảo quản nông sản từ màng bao chitosan

Vấn đề an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhối và luôn khiến chúng ta phải quan tâm. Cụ thể hơn, ngay cả việc lựa chọn các phương pháp để bảo quản nông sản cũng có nhiều khó khăn. Như việc sử dụng các hoá chất để kéo dài thời gian bản quản nông sản song song vẫn không được ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, cho nên điều này là vô cùng thử thách cho công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học đã chế tạo ra màng bao chitosan, một chế phẩm sinh học, giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản đồng thời không gây hại đến người tiêu dùng. Để tìm hiểu kỹ hơn về loại màng bao này, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo Chitosan

Chitin là thành phần chính cấu tạo nên lớp vỏ cứng của loài giáp xác, chân đốt (vỏ tôm, vỏ cua, vỏ ghẹ, vỏ côn trùng). Chitosan là dẫn xuất N-deacetyl hóa của chitin, chủ yếu được tìm thấy trong bộ xương tôm và được FDA Hoa Kỳ công nhận là an toàn (2001). Vì trong vỏ tôm tự nhiên chitin thường liên kết với protein, lipid, canxi,… nên sẽ có thêm công đoạn làm sạch để sản xuất ra chitosan. Để làm sạch chitin, đầu tiên sử dụng acid để loại bỏ các khoáng chất và sau đó khử protein bằng kiềm hoặc enzyme protease.

Đặc tính màng bao chitosan

Hiện nay các nhà nghiên cứu khoa học đã chế tạo ra màng bao chitosan, một chế phẩm sinh học, giúp kéo dài thời gian bảo quản nông sản.

Màng chitosan có màu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị. Nó không hoà tan trong nước hay trong dung dịch kiềm và acid đậm đặc, tuy nhiên acid loãng ở pH = 6 là điều kiện thích hợp để hoàn tan chitosan. Chitosan có khả năng tạo dung dịch keo trong, tạo màng tốt, nhiệt độ nóng chảy lên tới 309 – 311oC.

Khác với các loại màng bao bằng PE, khi sử dụng màng chitosan sẽ thuận lợi trong việc điều chỉnh độ ẩm, độ thông thoáng cho thực phẩm bên trong. Đồng thời, màng chitosan cũng có tính dai và dẻo nên rất khó xé rách.

Lợi ích từ màng bao chitosan

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính kháng khuẩn của chitosan và các dẫn xuất của nó là vô cùng tuyệt vời. Nó có khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn và đặc biệt là Pseudomonas, một loại vi khuẩn gây hư hỏng thường thấy ở trái cây và đây cũng là đề tài nghiên cứu của Trung tâm phát triển KH&CN Trẻ TPHCM đã thực hiện. Vì vậy, nó có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài.

Bên cạnh đó, nó còn có thể ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như E.Coli, diệt được một số loại nấm gây hại cho dâu tây, cà rốt, đậu. Màng chitosan giúp làm chậm quá trình oxy hoá của rau quả, nguyên nhân khiến rau quả dễ bị thâm đen, làm giảm giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế.

Những ứng dụng thực tế

Cho tới nay đã áp dụng chitosan trong bảo quản rau củ quả, mang lại nhiều kết quả thành công. Cụ thể theo báo Hậu Giang chia sẻ, chế phẩm chitosan đã được ứng dụng thực tiễn tại Hậu Giang. Tại đây đã áp dụng phương pháp này lên nhiều loại trái cây như chanh không hạt, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc,… và từ đó làm tăng thời gian bảo quản trái cây.

Nông sản có thể được nhúng trực tiếp vào dung dịch đã pha chế phẩm chitosan hoặc sử dụng dưới dạng chế độ phun sương. Lớp màng bọc bên ngoài sẽ hình thành sau 3 – 5 phút. Nhờ màng bao này sẽ giúp ngăn sự tiếp xúc giữa trái cây và môi trường, ngăn chặn sự phát triển của các loại bệnh, hạn chế sự thoát hơi nước, giúp thoát khí acetylen nhiều hơn, nhờ đó trái cây được giữ tươi lâu hơn.

Đặc biệt hơn rằng chitosan có khả năng tự phân huỷ sinh học tự nhiên và không có sự thẩm thấu vào bên trong sản phẩm theo thời gian, vì thế là chế phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI