Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủMô hình khởi nghiệpHọc được gì từ câu chuyện khởi nghiệp thành công với chuối sấy OCOP 3 sao tại Quảng Trị

Học được gì từ câu chuyện khởi nghiệp thành công với chuối sấy OCOP 3 sao tại Quảng Trị

Từng là một sản phẩm đặc sản nhưng lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”, chuối Quảng Trị nay đã được nâng cao giá trị nhờ vào việc khởi nghiệp của chị Trần Thị Hoài Nhung. Chuối sấy Chánh Nhung đạt chuẩn OCOP 3 sao đã giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế và giải quyết được sự bấp bênh của nông sản trong vùng.

Câu chuyện khởi nghiệp của chị Nhung

Từng là một sản phẩm đặc sản nhưng lâm vào cảnh "được mùa mất giá", "được giá mất mùa", chuối sấy Quảng Trị đã được nâng cao giá trị.
Chị Trần Thị Hoài Nhung đã mạnh dạn vay vốn Agribank mua sắm máy móc làm chuối sấy, từ đó khởi nghiệp thành công. Nguồn: Dân Việt

Chị Trần Thị Hoài Nhung sinh ra và lớn lên ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau khi sinh con, chị Nhung cùng chồng chuyển lên huyện Hướng Hóa, cách quê nhà gần 100km để lập nghiệp.

Lúc đó vợ chồng chị Nhung chỉ có ít tiền. Họ dựng một ngôi nhà đơn sơ khoảng 40m2 để sinh sống. Để có việc làm, chị Nhung tìm đến ngân hàng Agribank để vay 9 triệu đồng về nuôi heo. Sau đó chị tiếp tục vay vốn để thuê đất trồng chuối và kinh doanh tạp hóa.

Chị nhận thấy vùng Hướng Hóa có tiềm năng lớn trồng chuối với chất lượng cao tuy nhiên giá chuối địa phương luôn bấp bệnh do tình trạng “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”. Chị đã tìm hiểu những cách bảo quản nông sản và quyết định chọn phương pháp sấy khô chuối để bảo quản, kinh doanh. Sau đó, chị tiếp tục vay ngân hàng 300 triệu để mua máy sấy và bắt đầu sản xuất thử nghiệm mẻ chuối sấy đầu tiên.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tôi vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình. Tôi muốn góp phần mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho cây chuối, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống

-Trần Thị Hoài Nhung

Những khó khăn và thách thức khi khởi nghiệp với chuối sấy

Từng là một sản phẩm đặc sản nhưng lâm vào cảnh "được mùa mất giá", "được giá mất mùa", chuối sấy Quảng Trị đã được nâng cao giá trị.
Thị trường tiêu thụ chuối sấy khá rộng lớn, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu

Để khởi nghiệp sản phẩm chuối sấy thì chị phải vượt qua rất nhiều khó khăn.

  • Vốn đầu tư: Chi phí đầu tư cho nguyên liệu, máy móc, nhân công, marketing,…
  • Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu.
  • Quy trình sản xuất: Thông số sản xuất như nhiệt độ sấy, thời gian sấy,…đến các thông số phối trộn của sản phẩm.
  • Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ chuối sấy khá rộng lớn, bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Cùng vì thế nên có khá nhiều đối thủ cạnh tranh.

Được biết, trong lúc thử nghiệm, chị đã từng phải bỏ hàng tấn thành phẩm chuối sấy do chưa tìm ra được nguyên lý sấy và công thức phối trộn tối ưu nhất. Sau khi đã có công thức, chị bắt đầu sản xuất những mẻ đầu tiên. Nguyên liệu cho những mẻ này đều từ 2ha chuối chị thuê đất trồng.

>>Xem thêm: Lựa chọn loại nguyên liệu Chuối phù hợp để sản xuất Chuối Sấy Giòn

Gặt hái thành công với sản phẩm chuối sấy Chánh Nhung

Sản phẩm chuối sấy Chánh Nhung, được VinaOrganic chuyển giao công nghệ và thiết bị sản xuất

Sau giai đoạn thử nghiệm thành công, chị đã bắt đầu tung sản phẩm ra thị trường. Sản phẩm thu được nhiều phản hồi tích cực. Nhiều người dùng thử và đánh giá cao chất lượng cũng như hương vị của sản phẩm chuối Chánh Nhung. Sản phẩm ngày càng mở rộng trên nhiều thị trường hơn, vươn ra ra thị trường trong nước và quốc tế.

Từng là một sản phẩm đặc sản nhưng lâm vào cảnh "được mùa mất giá", "được giá mất mùa", chuối sấy Quảng Trị đã được nâng cao giá trị.
Chị Nhung (thứ 4 từ phải sang) nhận giấy khen của UBND huyện Hướng Hoá vì có sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh, giai đoạn 2019 – 2021. Nguồn: Dân Việt

Sản phẩm này đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. Việc được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao đã giúp chuối sấy Chánh Nhung có bước nhảy vọt trên con đường “phủ sóng” thị trường. Sản phẩm đã được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng sử dụng. Chuối sấy Chánh Nhung đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và khẳng định vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế

Chứng nhận OCOP là do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xây dựng quy chế, tiêu chí và hướng dẫn thực hiện chương trình OCOP. Các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP tại địa phương.

Chứng nhận OCOP được cấp cho các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về:

  • Chất lượng: Sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, có hương vị đặc trưng, có giá trị dinh dưỡng cao.
  • Giá trị kinh tế: Sản phẩm phải có giá trị kinh tế cao, có khả năng tạo ra lợi nhuận cao cho người sản xuất và kinh doanh.
  • Tính xã hội: Sản phẩm phải có tính xã hội cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Các sản phẩm được chứng nhận OCOP sẽ được hưởng các ưu đãi như: Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Được ưu tiên vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Được ưu tiên tiếp cận các thị trường tiêu thụ. Được hưởng các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước.

Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh chuối sấy đến sự kinh tế của địa phương.

Tiếp sau thành công đó, chị Nhung tiếp tục mở rộng sản xuất để phụ vụ cho ngời tiêu dùng, chị mua thêm thiết bị sấy, nhập thêm nguyên liệu chuối tươi từ người dân trong vùng với mức giá ổn định hơn, giúp người dân không còn bị thương nhân ép gia như trước khi. Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh của chị còn gián tiếp duy trì việc làm trong vùng. Chị thuê thêm nhân công sản xuất cho cơ sở, vào những mùa sản xuất cao, chị còn thuê công nhận thời vụ tại địa phương với mức lương khoảng 4,5 – 6 triệu đồng/tháng (lao động tháng) và 200.000 VNĐ/ngày (thời vụ).

Được biết, để sản xuất 7kg sản phẩm, chị sẽ cần dùng 40kg chuối tươi. Vào những ngày bình thường, chị sẽ sản xuất khoảng 30 – 40kg chuối sấy. Số lượng này sẽ nâng lên gấp 2 – 3 lần vào những ngày lễ và tết. Theo đó hàng tháng, khi trừ đi chất cả chi phí chị sẽ có lãi khoảng 20 triệu đồng.

Tạm kết

Nếu bạn có nguồn nguyên liệu chuối, hay các loại nông sản địa phương và muốn phát triển thành các sản phẩm chế biến sâu, nâng cao giá trị thặng dư của nguyên liệu, hãy khảo máy thiết bị và giải pháp chuyển giao công nghệ trọn gói từ VinaOrganic – Nhà chuyển giao công nghệ và thiết bị thực phẩm chuyên nghiệp – để biến ý tưởng thành hiện thực. Chúc các bạn thành công!

Vân Thanh, Theo Dân Việt

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI