Thứ hai, 9 Tháng mười hai, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngViệc sử dụng bột ngọt có thật sự gây hại đến sức khỏe cơ thể

Việc sử dụng bột ngọt có thật sự gây hại đến sức khỏe cơ thể

Từ lâu, việc sử dụng bột ngọt được cho rằng là vô cùng gây hại đến sức khoẻ. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng việc sử dụng quá nhiều bột ngọt, dẫn đến hình thành các bệnh mãn tính. Chính vì thế, bột ngọt trong mắt người tiêu dùng là vô cùng xấu. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng bột ngọt.

Bột ngọt được phép sử dụng ở những quốc gia nào?

Theo một báo cáo vào 2014 cho thấy, Châu Á là nhà sản xuất bột ngọt lớn nhất, chiếm khoảng 94% năng lực sản xuất bột ngọt của thế giới. Trong đó Đài Loan, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là những nhà sản xuất bột ngọt chính.

Theo báo cáo cho thấy ở khu vực Trung Đông và Châu Phi có tỷ lệ tiêu thụ bột ngọt chiếm khoảng 4%, Châu Âu chiếm 3%, Bắc Mỹ 2%, và Trung và Nam Mỹ chiếm 2%. Tuy nhiên MSG đã bị cấm ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Mexico và Canada do lo ngại về bệnh béo phì ngày càng tăng.

Những ưu điểm của việc sử dụng bột ngọt

1. Tăng vị cho món ăn

Việc sử dụng bột ngọt được cho rằng là gây hại đến sức khoẻ. Có rất nhiều nghiên cứu cho rằng bột ngọt sẽ làm hình thành các bệnh mãn tính.
Bổ sung bột ngột làm gia tăng hương vị cho thực phẩm

Mì chính hay còn gọi là bột ngọt, nó là một loại gia vị và chất điều vị phổ biến. Chính vì thế, bổ sung bột ngọt, giúp tăng vị cho món ăn trở nên thơm ngon hơn.

2. Giảm sử dụng muối

Công thức của bột ngọt là mononatri glutamate (MSG), chứa lượng muối natri. Vì thế, bột ngọt được xem như là giải pháp tối ưu trong việc giảm lượng tiêu thụ muối ăn, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị đậm đà của thực phẩm.

Một nghiên cứu đã chứng minh được việc sử dụng bột ngọt sẽ giảm lượng natri, vì bột ngọt chứa khoảng 12% natri (42mg natri trên một thìa cà phê), so với một thìa cà phê muối ăn (natri clorua) chứa khoảng 40% natri (hoặc 2300mg natri trên mỗi thìa cà phê).

3. Kích thích vị giác

Theo một nghiên cứu cho rằng bột ngọt được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ như sử dụng cho chế độ ăn kiêng của một số bệnh nhân, những người đã mất apatit, để phát triển vị giác thích hợp cho bệnh nhân.

4. Giúp tiết kiệm được chi phí

Việc sử dụng bột ngọt được cho rằng là gây hại đến sức khoẻ. Có rất nhiều nghiên cứu cho rằng bột ngọt sẽ làm hình thành các bệnh mãn tính.

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, MSG được sử dụng như một chất tăng hương vị umami. Chính vì thế, bột ngọt được sử dụng để tăng cường độ béo và hương vị thơm của một số loại thịt chế biến, súp, món hầm và nhiều loại thực phẩm khác. Dẫn đến, sẽ giúp tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất.

Quy định liều lượng được sử dụng bột ngọt là gì?

Theo thông tin từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho rằng lượng glutamate tiêu thụ không được vượt quá 3g/ngày và liều lượng còn tùy thuộc vào từng khu vực khác nhau.

  • Ở các nước phát triển: trung bình 0,3 – 1,0g/ngày
  • Ở Anh: trung bình 0,58g/ngày
  • Ở Nigeria: trung bình 0,56 – 1,00g/ngày

Bột ngọt có thật sự gây hại đến sức khoẻ?

Đã có rất nhiều bài viết cho rằng việc sử dụng bột ngọt có ảnh hưởng đến não bộ, gây chóng mặt, buồn nôn, béo phì, thậm chí còn gây ra các bệnh mãn tính khác. Theo một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những người dân ở một vùng nông thôn của Thái Lan đã sử dụng bột ngọt trong bữa ăn trong vòng 10 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá cao và tăng cân đối với đối tượng từ 35 – 55 tuổi. Tuy nhiên, các kết quả khác, lại chứng minh rằng bột ngọt cung cấp dinh dưỡng cho bữa ăn. Ví dụ như các bữa ăn giàu protein, tăng cường bột ngọt, sẽ tăng cảm giác no.

Bột ngọt được cho rằng có thể dẫn đến ngộ độc não bằng cách làm cho lượng glutamate trong não quá mức kích thích các tế bào thần kinh, dẫn đến chết tế bào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu đã chứng minh, lượng glutamate trong chế độ ăn uống có thể ít hoặc không ảnh hưởng đến não, vì hầu như không có chất nào trong số nó đi từ ruột vào máu hoặc vượt qua hàng rào não.

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng sau khi ăn vào, MSG sẽ được chuyển hóa hoàn toàn trong ruột. Từ đó, nó phục vụ như một nguồn năng lượng, được chuyển đổi thành các acid amin khác, hoặc được sử dụng trong sản xuất các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau.

Kết luận

Theo hai đánh giá khoa học mở rộng, một vào năm 1987 bởi FAO / WHO về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) và một đánh giá khác vào năm 1995 bởi Liên đoàn các Hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ (FASEB), đều kết luận rằng nồng độ MSG trong thực phẩm là không có tác dụng nguy hại cho sức khỏe con người.

Theo thông tin từ Ajinomoto, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa bao giờ xác nhận việc tiêu thụ MSG gây ra bất kỳ tác dụng nào. Thêm vào đó, các nghiên cứu cho rằng, chỉ có những người nhạy cảm, sẽ có những bất lợi về sức khoẻ khi tiêu thụ bột ngọt.

Chính vì thế, chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy bột ngọt làm thay đổi chất hóa học của não khi tiêu thụ với lượng bình thường. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng không nên tiêu thụ quá mức 3g và việc sử dụng quá mức trong thời gian dài, sẽ có nguy cơ gây bệnh. Chính vì thế, khi sử dụng bột ngọt, chúng ta cần lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp để tránh cơ thể tích tụ quá nhiều, dẫn đến mắc các bệnh mãn tính.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI