Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngTổng quan về Dầu thực vật và các ứng dụng trong đời sống, công nghiệp

Tổng quan về Dầu thực vật và các ứng dụng trong đời sống, công nghiệp

Dầu thực vật là sản phẩm quá quen thuộc với mỗi người bởi nó chứa nhóm dinh dưỡng thiết yếu là chất béo, nó xuất hiện hầu như trong mỗi bữa ăn của chúng ta. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về sản phẩm này và xem các tác dụng của nó nhé!

Dầu thực vật là sản phẩm quá quen thuộc với mỗi người bởi nó chứa nhóm dinh dưỡng thiết yếu là chất béo, nó xuất hiện hầu như trong mỗi bữa

Giới thiệu về dầu thực vật

Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ thực vật. Thường được chia thành:

  • Dầu và chất béo chiết xuất từ thực vật là hỗn hợp các triglyxeride được chiết xuất từ thân, hạt hoặc cùi quả của một số loại cây có dầu như dừa, hướng dương, thầu dầu…
  • Tinh dầu, một loại hợp chất thơm dễ bay hơi và tinh khiết, được sử dụng làm hương liệu, chăm sóc sức khỏe, ví dụ tinh dầu hoa hồng.
  • Dầu ngâm, loại dầu được thêm các chất khác vào, ví dụ như quả ô liu.
  • Dầu và chất béo được hydro hóa, bao gồm hỗn hợp các triglyxeride được hydro hóa ở nhiệt độ và áp suất cao. Hydro liên kết với triglyxeride làm tăng phân tử khối. Dầu và chất béo được hydro hóa được tăng thêm khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), hoặc tăng thêm độ quánh nhớt hay nhiệt độ nóng chảy.

Giá trị dinh dưỡng của dầu thực vật

Trung bình 100g dầu thực vật chứa đến 884 calo. Các loại dầu khác nhau có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ chứa các vitamin, khoáng chất phổ biến như:

  • Vitamin E (Tocopherol);
  • Axit béo omega-3 và omega-6;
  • Chất béo không bão hòa đơn, đa và không bão hòa đơn, đa;

Lợi ích của dầu thực vật

Sau khi nhìn qua giá trị dinh dưỡng, hãy cùng tìm hiểu vì sao chúng ta nên nấu ăn bằng dầu thực vật:

Thúc đẩy tăng trưởng tế bào

Các loại dầu như nghệ tây, dầu hạt bông, hướng dương, hạnh nhân và mầm lúa mì đều giàu vitamin E cần thiết cho cơ thể nhằm bảo vệ và phát triển tế bào. Loại vitamin này mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể của chúng ta, từ việc cải thiện hệ thống miễn dịch đến kích thích hệ tiêu hóa. Vitamin E từ dầu thực vật còn bảo vệ các mô cơ thể như da, mắt, vú, tinh hoàn và gan.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn là những dạng chất béo thường thấy nhất trong dầu thực vật. Chất béo không bão hòa đa giúp giảm mức cholesterol xấu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hơn nữa, sự hiện diện của vitamin E trong các loại dầu giúp ngăn ngừa bệnh tim và loại bỏ cục máu đông – nguyên nhân gây ra bệnh tim.

Tăng mùi vị cho món ăn

Dầu đậu phộng (lạc), ô liu và dầu đậu nành không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng hương vị của thực phẩm. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi để nấu ăn cũng như nhận được sự yêu thích của nhiều người vì mang đến mùi thơm trong lúc xào, nấu hoặc trộn salad.

Giảm triệu chứng mãn kinh

Trong một nghiên cứu được thực hiện về lợi ích sức khỏe của dầu cám gạo, người ta đã thấy rằng các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa đã giảm ở hơn 90% phụ nữ sử dụng dầu cám gạo hàng ngày. Vì vậy, việc dùng các loại dầu thực vật như dầu cám gạo có thể giúp bạn giải quyết sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh.

Dầu thực vật giảm nứt gót chân

Không chỉ được sử dụng trong việc ăn uống mà dầu thực vật cũng còn có thể được dùng trên da và bàn chân vì tác dụng giữ ẩm. Giúp cải thiện tình trạng nứt gót chân rất phổ biến trong thời tiết hanh khô. Trước khi đi ngủ, hãy thoa một ít dầu dừa và đeo thêm đôi tất mềm. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng gót chân nứt nẻ và làm mịn bàn chân một cách tự nhiên.

Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp

Dầu ô liu chứa hàm lượng hydroxytyrosol và axit oleic cao, có thể tác động đến sự phát triển của viêm tụy cấp. Nghiên cứu phát hiện ra rằng các thành phần được tìm thấy trong dầu ô liu nguyên chất giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm tụy cấp.

Tác hại khi sử dụng dầu thực vật quá nhiều

Dầu thực vật được dùng rất phổ biến ở Việt Nam để nấu ăn, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì chúng có thể gây nhiều tác hại như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy dầu hướng dương, dầu ngô và các loại dầu thực vật khác không ổn định khi ở nhiệt độ cao, nhanh chóng phân hủy thành chất độc adelhyde làm tăng nguy cơ ung thư.

Dầu thực vật là sản phẩm quá quen thuộc với mỗi người bởi nó chứa nhóm dinh dưỡng thiết yếu là chất béo, nó xuất hiện hầu như trong mỗi bữa

Nấu ăn bằng dầu thực vật chỉ trong vòng 20 phút đã tăng mức adelhyde lên gấp 20 lần so với mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tại sao dầu ở nhiệt độ cao lại trở nên độc hại? Khi dầu mỡ bị đun nóng, chúng sẽ thay đổi, sản xuất ra những chất hóa học có thể gây hại đến tim, gây ung thư. Khi đun nóng, các tác dụng hỗ trợ sức khỏe của nó giảm sút và sinh ra độc chất có hại. Dầu có nhiệt độ bốc hơi càng thấp càng nguy hiểm, vì nó nhanh chóng sản xuất chất độc hơn.

>> Xem thêm: Khái niệm Lipid và quá trình biến chất Lipid trong chế biến

Một số ứng dụng ngoài thực phẩm của dầu thực vật

Ngoài lĩnh vực thực phẩm và ẩm thực, nó cũng được ứng dụng trong một số ngành công nghiệp như:

Sử dụng dầu thực vật thay thế hóa dẻo DOP để chế tạo sản phẩm ron cao su sử dụng trong cấp thoát nước. Nó còn được dùng để sản xuất xà phòng và dầu diesel sinh học chạy xe. Trong một số trường hợp, dầu ăn được dùng như là một chất bôi trơn. Trong các ngành công nghiêp khác, dầu còn được dùng như một chất truyền nhiệt hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.

Lê Trần Quỳnh Trang – TTS VNO

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI