Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngNâng cao hệ miễn dịch nhờ ăn thực phẩm có tính sát khuẩn

Nâng cao hệ miễn dịch nhờ ăn thực phẩm có tính sát khuẩn

Thành phần chính của nhóm thực phẩm có tính sát khuẩn chủ yếu là chứa hợp chất chống oxy hoá. Các hợp chất này có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do, từ đó giảm khả năng mắc các bệnh. Vì thế, cần bổ sung các loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta nhé!

Các gốc tự do hình thành khi cơ thể tiêu thụ thức ăn hoặc chịu ảnh hưởng do các tác nhân bên ngoài môi trường như tia UV, khói bụi, khói thuốc lá,… Các gốc tự do chính là tác nhân gây ra stress oxy hoá, làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng, từ đó hình thành các căn bệnh như tim mạch, ung thư, viêm khớp, viêm đường hô hấp,…

1. Củ quả

Các loại củ quả có tính sát khuẩn tiêu biểu nhất chính là hành tây, gừng, tỏi,… Những loại thực phẩm này có tính sát khuẩn cao, vì thế nó giúp nâng cao hệ miễn dịch của chúng ta. Điển hình như khi ốm, việc bổ sung các loại thực phẩm này giúp cơ thể cảm thấy ấm hơn.

Tỏi

Theo các kết quả nghiên cứu chứng mình rằng, trong tỏi có chứa 3 thành phần có tính sát khuẩn chủ yếu là allicin, ajoene, diallyl sulfides. Nhờ các hoạt tính sinh học này mà tỏi được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các vấn đề sức khoẻ. Và theo truyền thống, tỏi được sử dụng để điều trị các bệnh như nhiễm trùng, cảm lạnh rất hiệu quả. Những nghiên cứu đã tìm ra trong tỏi có chứa các hợp chất chứa lưu huỳnh, vì vậy nó có khả năng ngăn ngừa các bệnh tim mạchung thư.

Hành tây

Thành phần chính của nhóm thực phẩm có tính sát khuẩn chủ yếu là các hợp chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do.

Hành tây có thể có một số lợi ích cho sức khỏe vì nó chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao (anthocyanins, quercetin) và các hợp chất chứa lưu huỳnh (sulfua, polysulfua). Vì vậy, nó có khả năng hỗ trợ một số vấn đề như giúp làm giảm viêm, giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khoẻ tim mạch, giảm lượng đường trong máu,…

Gừng

Theo nghiên cứu, gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì thế, nó có thể giúp giảm stress oxy hóa. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn. Tuy nhiên, theo thông tin từ trang Healthline cho rằng, phụ nữ mang thai gần chuyển dạ hoặc bị sẩy thai nên tránh dùng gừng, vì thế cần phải hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng gừng trong giai đoạn mang thai.

2. Hạt tiêu

Thành phần chính của nhóm thực phẩm có tính sát khuẩn chủ yếu là các hợp chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do.

Hạt tiêu đen được biết đến như là một loại gia vị trong nhiều món ăn và có hai loại là hạt tiêu đen và trắng. Hợp chất thực vật chủ yếu của tiêu là piperine. Các nghiên cứu đã chứng mình rằng trong hạt tiêu rất giàu các chất chống oxy hoá mạnh, nên nó có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tác hại của các gốc tự do. Vì vậy, loại gia vị này cũng có tác dụng tương tự như nhóm gừng, tỏi, hành tây.

3. Rau kinh giới

Rau kinh giới thuộc loại thảo mộc. Theo các kết quả nghiên cứu cho rằng loại rau này có chứa nhiều chất chống oxy hóa và có thể giúp chống lại vi khuẩn và vi rút, có khả năng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI