Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngBạn đã biết về các loại nhiệt độ trong ẩm thực chưa?

Bạn đã biết về các loại nhiệt độ trong ẩm thực chưa?

Trong ẩm thực, nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành phẩm làm ra. Thế nhưng, có nhiều người chưa thật sự quan tâm nhiều về nhiệt độ trong ẩm thực. Để rõ hơn, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhiệt độ trong ẩm thực qua bài viết sau nhé!

Có nhiều người chưa thật sự hiểu về nhiệt độ trong ẩm thực. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhiệt độ trong ẩm thực qua bài viết sau...

Có những loại nhiệt độ nào trong ẩm thực?

Ngoài các yếu tố như độ ẩm, điều kiện bảo quản thì nhiệt độ cũng cần được chú ý đến trong ẩm thực. Bởi vì, yếu tố nhiệt độ sẽ góp phần giữ cho cấu trúc các thành phần trong thực phẩm đạt chuẩn nhất sau khi hoàn thành. Và hơn hết, có nhiều loại nhiệt độ trong ẩm thực cần phải xem xét đến:

Nhiệt độ phòng

Đây là thuật ngữ được dùng nhiều nhất không chỉ trong làm bánh mà còn cả khâu bảo quản thực phẩm. Nhiều người cho rằng nhiệt độ môi trường bình thường chính là nhiệt độ phòng. Thực chất không phải vậy. Bởi vì, nhiệt độ không quá 25oC là tiêu chuẩn cho nhiệt độ phòng.

Nhiệt độ phòng có thể dao động từ 20°C đến 25°C. Đây là nhiệt độ được quan tâm trong quá trình làm bánh. Thế nhưng, trong làm bánh, đây được gọi là nhiệt độ phòng kiểm soát. Bởi lẽ, nhiệt độ này rất thích hợp để giữ bơ (loại nguyên liệu thông dụng trong làm bánh) cũng như các nguyên liệu có chế phẩm từ bơ ở điều kiện tốt nhất. Nếu nhiệt độ thấp sẽ làm bơ, nguyên liệu chế phẩm từ bơ bị cứng. Ngược lại, nhóm nguyên liệu này sẽ bị tan chảy nếu nhiệt độ quá cao.

Nhiệt độ đông

Nhiệt độ đông sẽ thích hợp để bảo quản thực phẩm hơn so với nhiệt độ phòng. Nhiệt độ đông sẽ từ -20oC đến -10oC. Thông thường ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ đông công nghiệp sẽ điều chỉnh mức nhiệt độ này. Ngoài ra trong quy trình sản xuất công nghiệp, nhiệt độ đông cũng được sử dụng.

Các loại kem, bơ, bột bánh,… thường sử dụng nhiệt độ đông để nguyên liệu vẫn được tươi nhất đến khi sử dụng. Ưu điểm của nhiệt độ đông là giúp thực phẩm, nguyên liệu bảo quản rất lâu, thậm chí tính bằng tháng. Và tất nhiên, các nguyên liệu này phải được rã đông trước khi sử dụng. Do đó rất tốn thời gian của người dùng.

Nhiệt độ mát

Khoảng 8oC đến 15oC là tiêu chuẩn của nhiệt độ mát. Nhiệt độ này thường dành riêng cho việc bảo quản các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, những thức ăn để qua đêm. Nhiệt độ mát dễ thấy nhất là khi sử dụng ngăn mát tủ lạnh.

Nhiệt độ ấm

Việc ủ bột (bột nghỉ) diễn ra khi làm bánh (những loại có sử dụng bột như bánh bao, bánh mì,…). Theo đó, khi bột nghỉ, người ta sẽ ủ bột ở nhiệt độ khoảng 30oC đến 40oC. Và mức nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ ấm. Thuật ngữ này thường không được nhắc đến nhiều và cũng ít khi chú ý đến trong ẩm thực. Công dụng của nhiệt độ ấm sẽ giúp cho men nở được nở ra gấp đôi ban đầu và giúp cho thành phẩm mềm, nở bông xốp hơn (nếu qua quá trình nướng hoặc hấp).

Có nhiều người chưa thật sự hiểu về nhiệt độ trong ẩm thực. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhiệt độ trong ẩm thực qua bài viết sau...
Nhiệt độ ấm sẽ giúp cho thành phẩm mềm, nở bông xốp hơn

Nhiệt độ lạnh

Chúng ta đừng nhầm lẫn giữa nhiệt độ đông và nhiệt độ lạnh. So với nhiệt độ đông, nhiệt độ lạnh chỉ ở mức không quá 8oC. Nhiệt độ này chỉ có tác dụng làm lạnh nhanh các loại thực phẩm (nước uống,…). Đồng thời, nhiệt độ lạnh cũng có thể bảo quản kem tươi, bơ,… để chúng không bị tan chảy. Đặc biệt, nhiệt độ lạnh thường được sử dụng để bảo quản bánh kem các loại.

Tạm kết

Nhiệt độ là một trong những yếu tố không được bỏ qua trong ẩm thực. Và khi sản xuất thực phẩm sẽ có mức nhiệt độ thích hợp nhất. Cũng tức là chất lượng thành phẩm làm ra sẽ do nhiệt độ quyết định một phần nhỏ. Vậy nên, chúng ta cần phải biết được loại nhiệt độ nào là phù hợp để sử dụng trong quy trình sản xuất, bảo quản thực phẩm.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI