Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTổng quan quy trình sản xuất Đường ăn từ mía

Tổng quan quy trình sản xuất Đường ăn từ mía

Trong ẩm thực, đường đóng vai trò là chất tạo vị ngọt cho món ăn. Hơn hết, đường là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong đời sống. Chính vì nhu cầu đó, hiện nay có rất nhiều loại đường ăn ra đời. Và trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất đường ăn từ mía nhé!

Hiện nay có rất nhiều loại đường ăn ra đời. Và trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất đường ăn từ mía...

Những lợi ích sức khoẻ từ đường mía

Đường ăn được sản xuất từ mía cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời. Những giá trị dinh dưỡng này đa phần được giữ lại từ thịt mía trong quá trình sản xuất. Các phân tử đường mía (fructose và glucose) sẽ được vận chuyển đến các tế bào và chuyển thành năng lượng trong cơ thể. Do đó, cơ thể sẽ giữ được nguồn năng lượng để duy trì hoạt động trong ngày. Lượng glucose dư thừa khi hấp thụ sẽ được tồn tại dưới dạng glycogen ở mỡ và gan. Nhờ vậy, lượng đường trong máu sẽ ổn định hơn.

Mặc dù đường ăn từ mía mang lại nhiều tích cực cho sức khỏe con người. Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể không được vượt quá 10% lượng đường mỗi ngày. Chính vì vậy, để tránh những tiêu cực từ đường mía, chúng ta chỉ nên sử dụng đúng hàm lượng.

Thuyết minh quy trình

Hiện nay có rất nhiều loại đường ăn ra đời. Và trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất đường ăn từ mía...

Thu hoạch mía

Khi cây mía già cũng là lúc vào mùa vụ thu hoạch. Lúc này, thịt mía sẽ có vị ngọt cao nhất. Người ta sẽ thu hoạch thủ công hoặc nhờ vào máy móc. Khi thu hoạch, thợ sẽ đốn sát gốc mía, loại bỏ lá và đọt mía. Phần thân mía sẽ được chia khúc ra để dễ dàng vận chuyển đến nhà máy sản xuất.

Thông thường, mía chín là lúc hàm lượng đường saccharose trong thịt mía đạt tối đa và lượng đường khử còn lại ít nhất. Sau khi thu hoạch mía, hàm lượng đường saccharose sẽ bị giảm nhanh. Do đó, mía cần được vận chuyển về nhà máy càng sớm càng tốt.

Ép mía

Mía sẽ được làm dập, xé thành sợi nhỏ (đường kính 1mm – 2mm) bằng máy. Sau đó, nguyên liệu sẽ được chuyển đến hệ thống máy ép để chiết rút triệt để lượng đường có trong mía.

Quá trình ép có 2 cách là ép khô và ép ướp. Đối với phương pháp ép khô sẽ thu được thịt mía nguyên chất. Ngược lại, việc ép ướt sẽ giúp chiết xuất hàm lượng đường cao hơn. Vì lẽ, phương pháp ép ướt sẽ được cho thêm nước vào bã mía để thực hiện.

Làm sạch và bốc hơi nước mía

Sau quá trình ép, nước mía sẽ lẫn tạp chất. Đồng thời, nước mía sẽ đạt độ pH thấp (khoảng từ 4,0 – 5,5) và tính acid cao. Do đó, nước mía sẽ được loại bỏ những tạp chất không mong muốn và giúp làm tăng độ pH. Công đoạn này sẽ nhờ vào nguyên liệu là vôi sữa.

Nhà sản xuất sẽ dùng vôi sữa với 3 cách: vôi hóa lạnh, vôi hóa nóng và vôi hóa phân đoạn. Ngoài ra, phương pháp sunfit hóa (sử dụng SO2) cũng được áp dụng trong quy mô công nghiệp sản xuất đường ăn từ mía. Phương pháp sunfit hoá được chia làm 2 dạng là sunfit hóa acid và sunfit hóa kiềm nhẹ. Kết thúc quá trình làm sạch, nước mía sẽ được tiến hành công đoạn kết tinh bằng việc bốc hơi.

Tẩy màu

Quá trình này chỉ áp dụng khi sản xuất đường mía tinh luyện. Theo đó, công đoạn này sẽ tác động đến việc loại bỏ màu đặc trưng của nước mía thành màu trong suốt. Nhà sản xuất có thể sử dụng than hoạt tính hoặc sử dụng khí CO2 để tẩy màu nước mía.

Nấu đường

Nước mía sau khi đã được loại bỏ tạp chất sẽ được nấu sôi để kết tinh lại. Thực chất đây là công đoạn gia nhiệt để tạo kết tủa của nước mía. Trong quá trình nấu, nước mía sẽ bốc hơi và thu được sẽ là hợp rắn.

Kết tinh đường và sấy đường

Kết tinh đường

Bản chất của công đoạn kết tinh là tách chất rắn hòa tan trong nước mía sau công đoạn nấu. Việc kết tinh sẽ thực hiện theo 1 hoặc 2 nguyên lý:

  • Kết tinh nóng nấu đường: Nồng độ kết tinh sẽ tăng lên. Đồng thời sẽ giữ nguyên nhiệt độ trong suốt quá trình.
  • Kết tinh lạnh nấu đường: Phương pháp này vẫn duy trì nhiệt độ ổn định. Tuy nhiên sẽ giảm nồng độ để kết tinh xuống.

Sấy đường

Chất rắn thu được sau khi kết tinh sẽ được dẫn qua máy ly tâm. Tại đây, máy có nhiệm vụ tách mật mía và đường hạt ra. Phần đường hạt sẽ tiếp tục được sấy để tách lớp mật còn bám lại thêm lần nữa. Nhờ vậy, hạt đường thành phẩm sẽ có độ bóng và đảm bảo về thời gian bảo quản hơn. Còn phần mật là sản phẩm phụ để sản xuất bột ngọt, sản xuất đường isomaltulose,…

Đóng gói thành phẩm

Đường đã nguội sau quá trình sấy sẽ được rây lại để hạt đường không bị kết dính với nhau. Đường sẽ được đóng gói theo quy cách của nhà sản xuất. Quá trình này sẽ có hệ thống máy tự động để thực hiện. Cuối cùng thành phẩm sẽ được lưu kho để phân phối ra thị trường.

Đường ăn từ mía được sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm như bánh, kẹo,… Và loại đường ăn này sẽ tạo vị ngọt cho món ăn thêm ngon hơn.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI