Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngNên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người hoạt động suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là đường tinh luyện hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Những loại này có thể gây ra nhiều bệnh về sức khỏe như béo phì, tim mạch…

Nên ăn bao nhiêu mỗi ngày là đủ ?

Theo Bộ Y Tế, người Việt Nam tiêu thụ lượng đường gấp đôi mức cho phép. Điều này dẫn đến các nguy cơ về bệnh tim mạch, tình trạng tích lũy mỡ,… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị rằng lượng đường dung nạp một ngày là 5% trên tổng calo (khoảng 25g đối với người trưởng thành). Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cũng khuyến cáo rằng đối với nam giới là 9 thìa, phụ nữ 6 thìa và trẻ em ít hơn 6 thìa trên một ngày.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyên mọi người cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu trước khi chọn mua để biết được thành phần được cung cấp. Việc ăn đường ít hay nhiều hơn lượng cơ thể cần đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì sao ăn nhiều hay ít đường đều gây hại cho sức khỏe ?

Đường có hai dạng phân tử phổ biến đó là Glucose và Fructose.

Glucose (đường huyết) là chìa khóa quan trọng giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Glucose có trong bánh mì, trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa,… Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng glucose nạp vào cơ thể, nếu không sẽ dẫn đến một loạt hậu quả, bao gồm bệnh tim, thần kinh, các vấn đề về khớp,…

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người hoạt động suốt cả ngày. Tuy nhiên, nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ ?
Thực phẩm có chứa Glucose tốt cho cơ thể.

Fructose có trong nhiều loại trái cây và rau củ, cung cấp một lượng tương đối thấp. Trái lại, fructose có trong bánh ngọt, nước ngọt,… Khi nạp vào cơ thể, gan sẽ bị quá tải và chuyển hóa fructose thành chất béo kéo đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và làm tăng nồng độ cholesterol.

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể con người hoạt động suốt cả ngày. Tuy nhiên, nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ ?
Đường Fructose có trong bánh ngọt.

Việc ăn thiếu đường dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Dấu hiệu nhận biết là khả năng tập trung kém, cảm giác đói lả, vã mồ hôi, lạnh tay chân, run tay, run chân. Lúc này, ăn uống đồ ngọt sẽ làm tình trạng trở nên tốt hơn. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, không bỏ bữa. Trường hợp ăn thiếu chất đường trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, sụt cân.

Khi ăn nhiều đường, làm khả năng chuyển hóa bị quá tải dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu và một số bệnh kèm theo.

Cách sử dụng đường khỏe mạnh

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin, hỗ trợ chức năng chuyển hóa. Bên cạnh đó, việc vận động đều đặn giúp kiểm soát huyết áp và cân nặng của cơ thể.

Hạn chế sử dụng đường tinh luyện (nước ngọt, bánh kẹo,…) bằng cách ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm bao gồm nhóm đạm, rau, trái cây, chất béo tốt.

Việc khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu là việc quan trọng cần được thực hiện.

Ngọc Bích

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI