Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
Trang chủViệc làmSinh viên Công nghệ thực phẩm ra trường làm QC, QA hay làm Sản xuất thì tốt hơn?

Sinh viên Công nghệ thực phẩm ra trường làm QC, QA hay làm Sản xuất thì tốt hơn?

Trong một buổi Hội nghị, tôi được nghe tranh luận của các anh chị cựu sinh viên chuyên ngành Công nghệ thực phẩm rằng: Con đường sự nghiệp sau khi ra trường nên đi từ QC, QA lên R&D rồi quay sang làm Quản lý Sản xuất hay làm Nhân viên sản xuất rồi phấn đấu lên Quản lý sản xuất thì tốt hơn?

Con đường sự nghiệp sau khi ra trường nên đi từ QC, QA lên R&D rồi quay sang làm Quản lý Sản xuất hay làm Nhân viên sản xuất rồi phấn

Vấn đề tranh luận này thực ra không mới, nhưng đa phần các bạn sinh viên không có hoặc chưa có điều kiện để nghe các anh chị chia sẻ kinh nghiệm, trải lòng và định hướng cho các bạn. Quan điểm của mỗi người tham gia tranh luận khi chọn một hướng đi và con đường sự nghiệp đều đúng và phù hợp, vậy nên tôi chỉ mô tả lợi thế của 2 hướng đi này để các bạn có cái nhìn và mục tiêu định hướng phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp. Dĩ nhiên, các bạn sinh viên sau khi chọn được công việc phù hợp, hướng đi của các bạn không nhất thiết là trùng khớp với những lựa chọn này.

Làm QC, QA, lên R&D rồi quay sang làm Quản lý sản xuất

Ở vị trí QC, QA thì ít nhiều các bạn vẫn phải phối hợp và tham gia vào quy trình sản xuất. Nhưng do đặc thù yêu cầu của công việc nên góc nhìn của bạn đối với quy trình sẽ ở một hướng khác. Bạn sẽ trau dồi được các kiến thức liên quan đến lên các kế hoạch, các dự phòng, các phương án,… để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu. Đây là những va chạm tốt để các bạn có thể tự tin chuyển sang bộ phận R&D của công ty. Dĩ nhiên, bạn phải có tầm quan sát rộng về sản phẩm thì mới có nhiều ý tưởng để cải tiến nó. Thật mừng cho bạn là do tiếp xúc, làm việc liên tục với quy trình sản xuất nên dĩ nhiên là bạn sẽ đáp ứng được.

Con đường sự nghiệp sau khi ra trường nên đi từ QC, QA lên R&D rồi quay sang làm Quản lý Sản xuất hay làm Nhân viên sản xuất rồi phấn

Trong quá trình làm công việc R&D thực phẩm, bạn sẽ củng cố hơn nữa các hiểu biết về cả quy trình, chất lượng sản phẩm, các định hướng cải tiến của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tự tin đảm nhận công việc Quản lý sản xuất một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Đây cũng là lý do vì sao đa phần các vị trí Quản lý sản xuất, Giám đốc sản xuất của các nhà máy thực phẩm hiện tại điều “kinh” qua các vị trí QC, QA hay R&D rồi là như vậy đó.

Vậy tóm lại ở hướng đi này, các bạn sẽ va chạm với nhiều khía cạnh của một quy trình sản xuất sản phẩm thực phẩm từ mức độ trực tiếp đến gián tiếp. Từ hẹp đến rộng và suy cho cùng, đây là một hướng đi bền vững và mang lại con đường rộng mở cho các bạn trong sự nghiệp của bản thân.

Làm Nhân viên sản xuất rồi phấn đấu lên Quản lý sản xuất

Hướng đi này nếu so sánh về tính rộng trong công việc thì có phần hạn chế hơn, do bạn chỉ quen với sản xuất chứ chưa va chạm nhiều với các vị trí công việc khác. Tuy nhiên, là một nhân viên sản xuất mà được cân nhắc lên làm Quản lý, điều đó đồng nghĩa với việc bạn thực sự có năng lực trong việc sản xuất cũng như có tố chất làm một người quản lý.

Để làm được điều này, bạn phải thể hiện sự vượt trội trong các phương án đề xuất, các biện pháp hiệu quả để hoạt động sản xuất được trơn tru, cắt giảm được các chi phí, vận hành hoạt động tiến bộ. Bạn cần thể hiện được tầm nhìn của mình và cống hiến, đặt tâm huyết vào sản phẩm.

Con đường sự nghiệp sau khi ra trường nên đi từ QC, QA lên R&D rồi quay sang làm Quản lý Sản xuất hay làm Nhân viên sản xuất rồi phấn

Tóm lại ở hướng đi này, đa phần là khó hơn, nhưng nếu đã làm quản lý sản xuất, bạn sẽ nhìn nhận lại công việc một cách thận trọng hơn, tin tưởng những nhân viên vận hành sản xuất hơn và mức độ gắn bó trong công việc, nội bộ tốt hơn. Nhiều anh chị đi lên theo hướng này đúc kết rằng, mình cần phải làm cái nhỏ, hiểu được công việc tay chân của một quy trình sản xuất và miệt mài với nó trước khi mình quản lý nó thì độ chuyên môn hoá trong công việc sẽ cao hơn. Có lẽ đây là nhận định đúng!

Kết luận

Cho dù bạn đi theo hướng nào ở trên hoặc hướng đi riêng cho mình thì các bạn cũng cần nhớ rằng, không có con đường nào dễ dàng và trải hoa hồng cho các bạn. Để có được những thành công nhất định trong ngành Công nghệ thực phẩm nói riêng, các bạn phải hội tụ đủ các tố chất cần thiết về Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ.

Nếu bạn có ý kiến nào cho vấn đề tranh luận của bài viết này, hãy mạnh dạn để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Nam Pro

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI