Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệQuy trình sản xuất Hồng sâm khô trong công nghiệp thực phẩm

Quy trình sản xuất Hồng sâm khô trong công nghiệp thực phẩm

Hồng sâm khô luôn là lựa chọn hoàn hảo cho nhiều đối tượng. Nhìn vẻ ngoài, tuy loại thực phẩm này rất đơn điệu thế nhưng lại ẩn chứa giá trị tuyệt vời về mặt dinh dưỡng. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất hồng sâm khô nhé! Tất nhiên bài viết chỉ đề cập đến những công đoạn chung nhất.

Hồng sâm khô ẩn chứa giá trị tuyệt vời về mặt dinh dưỡng. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất hồng sâm khô...
Sản phẩm Hồng sâm khô

Nguyên liệu

Củ nhân sâm sẽ được thu hoạch khi đến vụ (khoảng tháng 9 đến tháng 12). Để sản xuất hồng sâm khô, chỉ có củ nhân sâm tươi 6 năm tuổi mới được lựa chọn. Những củ sâm đủ 6 năm tuổi sẽ cho chất lượng cao nhất, đặc biệt là chất saponin. Được biết củ nhân sâm đủ 6 năm tuổi thì hàm lượng saponin sẽ cao hơn 4 – 5 năm tuổi hoặc tuổi ít hơn từ 1,4 đến 2 lần.

Sau khi đến địa điểm tiếp nhận, củ nhân sâm tươi sẽ được làm sạch lớp đất cát cùng lớp vỏ chết bên ngoài. Công đoạn này sẽ được thực hiện thủ công bằng tay. Thế nhưng ngày nay, việc sơ chế này đã có sự tham gia bằng giàn nước phun áp lực cao rất hiện đại. Nó sẽ làm sạch nguyên liệu bằng sóng siêu âm trong điều kiện áp suất cao.

Phơi và hấp

Củ nhân sâm tươi sẽ được xếp trên các giá chứa phơi cho ráo nước. Người thợ phải kiểm soát liên tục độ ẩm của củ nhâm sâm. Nhằm mục đích tránh nguyên liệu bị úng nước (từ quá trình rửa trước đó) gây hư hỏng.

Công đoạn hấp cách thủy là khâu quan trọng khi sản xuất hồng sâm khô. Theo đó, khi đã khô, củ nhân sâm sẽ được tiến hành hấp cách thủy. Hay còn được gọi là sự tham gia của nhiệt. Củ nhân sâm sẽ chuyển thành màu hồng khi đã hấp chín. Lò hấp thường được dùng vật liệu là các loại đá giàu khoáng chất.

Làm khô

Việc làm khô nguyên liệu sẽ được thực hiện ngay sau khi hấp xong. Công đoạn này để giảm lượng nước trong củ hồng sâm xuống còn khoảng 15%. Quá trình sấy sẽ được kiểm tra cẩn thận tất cả các điều kiện để củ hồng sâm có thể đạt được chất lượng tối đa. Củ hồng sâm sẽ được phơi khô tự nhiên trong 2 – 3 tuần. Lúc này nguyên liệu sẽ từ màu trắng chuyển thành màu hồng (thành hồng sâm khô).

Kiểm tra

Khi đã khô, củ hồng sâm sẽ được chuyển ra ngoài cẩn thận để kiểm tra lại chất lượng. Việc kiểm tra phải đảm bảo về màu sắc, hình dáng,… Sau đó, nó sẽ được cắt tỉa bớt phần rễ củ và chỉ để lại phần thân chính.

Hồng sâm khô ẩn chứa giá trị tuyệt vời về mặt dinh dưỡng. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất hồng sâm khô...
Củ hồng sâm sẽ được cắt tỉa giữ lại phần thân

Theo sau, hồng sâm sẽ chuyển qua khâu soi ánh sáng để kiểm tra bên trong có bị hư hỏng hay không. Từ công đoạn này sẽ xác định tỷ trọng và phân loại củ hồng sâm theo ba cấp độ: thiên sâm, địa sâm và lương sâm.

Cuối cùng củ hồng sâm sẽ được cho vào máy ép để có thể tạo hình dáng đẹp và chuẩn bị cho quá trình đóng hộp thành phẩm.

Thành phẩm

Khi ép xong, củ hồng sâm sẽ được xếp ngay ngắn vào từng hộp gỗ theo quy cách do nhà sản xuất đề ra. Việc in các thông tin về sản phẩm sẽ là bước không thể thiếu để kết thúc quy trình sản xuất hồng sâm khô.

Đối với những củ hồng sâm thượng hạng thì ở phần trên gần đầu củ sâm sẽ có màu hơi vàng và sáng, màu hồng sẫm ở phần cuối củ sâm. Điều này chứng tỏ củ hồng sâm nguyên liệu dạt về chất lượng tuổi. Ngược lại, củ hồng sâm không đủ 6 năm tuổi khi sản xuất hồng sâm khô thường sẽ có màu hồng sẫm. Thậm chí là màu hơi đen toàn bộ củ hồng sâm. Vì vậy loại hồng sâm khô này nhìn tổng thể sẽ không đẹp mắt.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI