Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngCó nên khuyến khích chúng ta uống cà phê khi đói hay không?

Có nên khuyến khích chúng ta uống cà phê khi đói hay không?

Uống cà phê khi đói được cho rằng có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều lợi ích nếu chúng ta tiêu thụ đúng cách. Việc uống cà phê sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn. Lượng caffeine trong cà phê góp phần cải thiện tâm trạng, chức năng não và hiệu suất tập thể dục. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những ảnh hưởng xấu đến cơ thể sử dụng cà phê khi đói.

Uống cà phê khi đói được cho rằng có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều lợi ích nếu chúng ta tiêu thụ đúng

Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến và được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới do mùi vị và hương thơm đặc trưng. Tác dụng chính của cà phê là làm tăng kích thích hệ thần kinh trung ương.

Trong các nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, việc uống cà phê có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.

Nếu người lớn uống cà phê với lượng vừa phải khoảng 3 – 4 tách/ngày, sẽ không có những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Có gây ra các vấn đề tiêu hoá không?

Theo thông tin từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) chứng minh rằng, việc tiêu thụ đồ uống từ cà phê đôi khi gây kích ứng dạ dày, do khiến dạ dày được kích thích và tiết ra nhiều acid hơn. Đây là nguyên nhân hình thành các triệu chứng rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS) và gây ra chứng ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược acid hay khó tiêu.

Theo thông tin từ trang Healthline, chưa có nghiên cứu chứng minh được mối liên hệ chặt chẽ giữa cà phê và các vấn đề tiêu hóa, bất kể uống nó khi bụng đói hay không. Tuy nhiên, do vẫn có một tỷ lệ nhỏ người cực kỳ nhạy cảm với cà phê và thường xuyên bị ợ chua, nôn mửa hoặc khó tiêu, vì vậy, đối với nhóm này khi uống cà phê khi đói sẽ gây hại nghiêm trọng đến dạ dày.

Chính vì thế, uống cà phê khi bụng đói, hoặc bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa, hãy cân nhắc điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp.

Có làm tăng nồng độ hormone căng thẳng không?

Theo thông tin từ trang Healthline cho rằng, uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol. Loại hormone này được sản xuất bởi tuyến thượng thận, có vai trò giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nồng độ hormone này tăng quá mức có thể sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe như mất xương, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Mức độ cortisol tự nhiên đạt đỉnh vào khoảng thời gian khi chúng ta thức dậy, giảm dần trong ngày và đạt đỉnh trở lại trong giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Điều thú vị là cà phê có khả năng kích thích và sản xuất ra cortisol. Vì vậy, một số người cho rằng uống nó đầu tiên vào buổi sáng, khi mức cortisol đã ở mức cao, có thể nguy hiểm. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy, sản xuất cortisol trong phản ứng với cà phê dường như thấp hơn nhiều ở những người uống nó thường xuyên, dường như không hề tăng cortisol. Thêm vào đó, cũng chưa có nhiều bằng chứng chứng minh rằng uống cà phê khi bụng no sẽ làm giảm hình thành phản ứng này.

Kết luận

Nếu cơ thể gặp các vấn đề về tiêu hóa khi uống cà phê lúc đói, hãy thử uống cà phê sau khi ăn. Nếu thấy có sự cải thiện, chúng ta cũng có thể điều chỉnh thói quen uống cà phê phù hợp với tình trạng sinh lý của bản thân.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI