Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024
Trang chủAn toàn thực phẩmBao bì thực phẩm và nguy cơ thôi nhiễm, ô nhiễm sản phẩm thực phẩm

Bao bì thực phẩm và nguy cơ thôi nhiễm, ô nhiễm sản phẩm thực phẩm

Bao bì thực phẩm có nguy cơ thôi nhiễm một số hợp chất có trọng lượng phân tử thấp như dư lượng các monomer, oligomer hoặc phụ gia có thể đi ra khỏi bao bì và nhiễm vào thực phẩm.

Thông thường sự thôi nhiễm vào thực phẩm phụ thuộc vào loại bao bì sử dụng, loại thực phẩm, cách thức sử dụng bao bì, điều kiện sử dụng (nhiệt độ, thời gian tiếp xúc của thực phẩm với bao bì). Những chất bị thôi nhiễm từ bao bì thực phẩm có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể người thông qua thực phẩm và có nguy cơ gây ngộ độc có thể kể đến như:

1. Bisphenol A

Bisphenol A (viết tắt là BPA) là một hóa chất công nghiệp quan trọng được sử dụng chủ yếu để sản xuất polycarbonate, nhựa epoxy, sản xuất hộp thực phẩm,… Nếu sử dụng loại nhựa có chứa dư lượng Bisphenol A có thể thôi nhiễm ra thực phẩm khi được dùng để chứa thực phẩm.

Bao bì thực phẩm có nguy cơ thôi nhiễm một số hợp chất có trọng lượng phân tử thấp như dư lượng các monomer, oligomer hoặc phụ gia có thể đi

Bisphenol A ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người gây mất cân bằng nội tiết tố và có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cả nam và nữ, làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch, gây rối loại hành vi và bất thường về khả năng nhận thức. Về lâu dài, nó sẽ làm tổn thương não bộ, gây ra căn bệnh Alzheimer và một số bệnh ung thư.

2. Phthalates

Các ester của axit phthalic thường được gọi là phthalates, là một nhóm các hóa chất hữu cơ được sử dụng nhiều trong công nghiệp. Các hợp chất này được tìm thấy trong bì thực phẩm bằng nhựa, chất kết dính và mực in. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy với nồng độ thấp trong thực phẩm như: Thịt, trứng, các sản phẩm thịt, gia cầm, cá, chất béo và dầu, sữa và các sản phẩm sữa.

Sự ảnh hưởng của Phthalates đến sức khỏe con người đã được chỉ ra như: Các bệnh rối loạn hệ thống nội tiết, gây ức chế cơ quan sinh sản ở nam giới và gây dậy thì sớm ở nữ giới.

Bao bì thực phẩm có nguy cơ thôi nhiễm một số hợp chất có trọng lượng phân tử thấp như dư lượng các monomer, oligomer hoặc phụ gia có thể đi

3. Melamine

Là một chất hữu cơ màu trắng, khó hòa tan trong nước. Melamine được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ dùng gia dụng, bát đĩa, khay chứa, dụng cụ nấu ăn, bao bì thực phẩm,… Về tác hại với sức khỏe, melamine khi gặp axit cyanuric sẽ phản ứng tạo thành melamine cyanurate, những tinh thể này sẽ đọng ở đường tiết niệu gây ra hiện tượng sạn thận, sỏi thận. Ngoài ra melamine cũng thường được kết hợp với formaldehyde để sử dụng trong sản xuất bao bì nhựa, ngoài melamine thì dư lượng các formaldehyde có thể nhiễm vào thực phẩm, sự tích lũy formaldehyde lâu dài trong cơ thể có thể gây tổn thương đến hệ hô hấp và gây ung thư.

4. Kim loại nặng

Các kim loại nặng như chì, cadmium, arsen,… cũng có mặt trong thực phẩm thông qua sự tiếp xúc và thôi nhiễm từ các loại bao bì, dụng cụ chứa đựng hoặc tiếp xúc với thực phẩm được chế tạo từ vật liệu nhựa tổng hợp, cao su hoặc kim loại.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI