Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhTìm hiểu về bao bì thủy tinh: Tính chất và đặc điểm

Tìm hiểu về bao bì thủy tinh: Tính chất và đặc điểm

Bao bì thủy tinh có tính chất không tương tác với các chất liệu khác, giữ nguyên hương vị và chất lượng của sản phẩm bên trong, tạo ra một giải pháp bảo quản hoàn hảo cho nhiều loại sản phẩm, từ thực phẩm, đồ uống, đến các sản phẩm dược phẩm quan trọng. Điều này giúp bảo đảm rằng người tiêu dùng nhận được sản phẩm với chất lượng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về những tính chất và điểm độc đáo của bao bì thủy tinh, đóng góp vào sự thành công của ngành công nghiệp đóng gói hiện nay.

Bao bì thủy tinh là gì?

Bao bì được làm từ thủy tinh được gọi là bao bì thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên rất dễ tìm như cát, bột soda, đá vôi và thủy tinh vụn,… Từ xa xưa, những người dân Ai Cập đã biết sử dụng những phương pháp truyền thống kết hợp với những nguyên liệu tự nhiên để tạo thành các vật liệu bao bì thủy tinh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên liệu sản xuất thủy tinh được biết đến rộng rãi là cát silica (cát thạch anh), loại cát này phải sạch và không được lẫn tạp chất. Thủy tinh là một chất liệu vô cùng cao cấp bởi các đặc tính của chúng, giúp nó trở thành một chất liệu chất lượng cao.

Do đó, chúng sở hữu những tính năng đặc biệt không bị thoái hóa, dễ ăn mòn hay tan chảy, vì thế bao bì thủy tinh có tính cạnh tranh rất cao so với các loại bao bì hàng hóa khác. Đặc biệt chúng thường được các thương hiệu bia, rượu, nước uống nổi tiếng sử dụng bởi thủy tinh dễ thiết kế và tạo hình theo ý tưởng của khách hàng.

Cấu trúc bao bì thủy tinh

Bao bì thủy tinh đựng thực phẩm gồm các loại chai, lọ thủy tinh silicat. Trước đây, thủy tinh là từ gọi chung cho những oxit vô cơ dạng thủy tinh hay chính là dạng cấu trúc vô định hình. Vật chất vô cơ thường tồn tại dưới các dạng:

  • Dạng khí, gồm tập hợp các phần tử như O2, N2, CO2, H2, Cl2, F2, SO2,… Các dạng khí, hơi hoặc lỏng điều mang tính linh động và hình dạng của vật chứa chúng.
  • Dạng lỏng như Br2, Hg…
  • Dạng rắn tinh thể, như các dạng muối kiết tinh, có các hạt tinh thể rời rạc, kích thước tùy vào điều kiện kết tinh.
  • Dạng rắn vô định hình.

Bao bì thủy tinh với tính chất không tương tác với các chất liệu khác, giữ nguyên hương vị và chất lượng của sản phẩm bên trong ...

Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và trở nên linh động, chảy giọt hay thành dòng, độ nhớt càng giảm thấp khi nhiệt độ càng tăng và độ nhớt sẽ tăng đến độ cực đại và mất cả tính linh động khi được đưa về nhiệt độ thường. Thủy tinh có tính chuyển đổi thuận nghịch theo sự tăng giảm nhiệt độ, đặc biệt tính chất ban đầu của chúng vẫn được giữ nguyên trong suốt quá trình. Thủy tinh có tính đẳng hướng, cấu trúc của từng thủy tinh trong một khối thủy tinh được xem là giống như nhau.

Tính chất vật lý và hóa học của các loại bao bì thủy tinh

­Độ bền cơ: Độ bền cơ của thủy tinh sẽ được quyết định dựa vào thành phần của nguyên liệu, công nghệ chế tạo cũng như cấu tạo hình dáng của bao bì.

Độ bền nhiệt: Chỉ nên rót dung dịch vào bao bì thủy tinh khi chúng không chênh lệch quá  100oC. Nếu không chúng rất dễ xảy ra hiện tượng vỡ chai bởi sự tương tác giữa lực nén và lực kéo tương ứng.

Tính chất quang học: Được thể hiện bằng khả năng hấp thụ ánh sáng và phản xạ ánh sáng. Ngoài ra, tính quang học còn phụ thuộc rất nhiều vào bước sóng của ánh sáng.

Độ bền hóa học: Là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp xúc với thủy tinh, tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu và điều kiện của môi trường tiếp xúc với thủy tinh.

  • Silic là nguyên tố lưỡng tính nên thủy tinh có thể bị ăn mòn bởi môi trường acid hoặc môi trường kiềm.
  • Môi trường nước và acid: Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám, bị lỏm thành những vết li ti, mất vẻ sáng bóng, ảnh hưởng đến tính chất quang học.

2H+ + 2Na     ->      H2     + 2Na+

  • Môi trường kiềm: Môi trường ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với các môi trường acid. Sự ăn mòn tạo ra các vết khuyết rõ ràng hơn so với trường hợp của acid.
  • Nhiệt độ môi trường ăn mòn càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh, nếu bề mặt thủy tinh có vết trầy xước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.

Bao bì thủy tinh với tính chất không tương tác với các chất liệu khác, giữ nguyên hương vị và chất lượng của sản phẩm bên trong ...

Ưu điểm và nhược điểm của bao bì thủy tinh

Ưu điểm

  • Có nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú.
  • Có khả năng chịu được áp suất gây ra ở bên trong.
  • Bảo quản tốt thực phẩm bên trong thủy tinh.
  • Tái sử dụng dễ dàng mà không gây ô nhiễm cho môi trường.
  • Có thể tái sử dụng nhiều lần nhưng phải có chế độ rửa theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Trong suốt giúp bạn có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong dễ dàng.
  • Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm hay acid.

Nhược điểm

  • Loại thủy tinh này dẫn nhiệt rất kém.
  • Có thể bị vỡ nếu bị va chạm cơ học, hay bởi sự thay đổi nhiệt độ, mảnh vỡ có thể gây hại cho người tiêu dùng.
  • Khối lượng nặng, có khi còn nặng hơn sản phẩm bên trong vì thế gây khó khăn trong việc vận chuyển.
  • Không thể in nhãn và bao bì mà chỉ có thể vẽ hay sơn logo thương hiệu của công ty, nhà máy hoặc khi sản xuất chai có thể tạo dấu hiệu nổi trên thành chai và nếu cần chi tiết hơn thì phải dán nhãn giấy lên chai như trường hợp sản phẩm rượu bia, nước ngọt chứa đựng trong chai thủy tinh.

Các loại thủy tinh trong công nghiệp

Việc phân loại thủy tinh silicat phải dựa trên thành phần tham gia các oxit. Chúng được phân loại như sau:

  • Loại 1: Thủy tỉnh chức canxi và kali với đặc tính bền và độ sáng cao, dùng để làm các dụng cụ đo và dùng làm ra các loại thủy tinh cao cấp.
  • Loại 2: Thủy tinh chứa natri và canxi được dùng chủ yếu để làm bao bì đựng rượu, bia hay các loại nước giải khát (nếu lượng natri thấp).
  • Loại 3: Thủy tinh chứa kali và chì, là loại thủy tinh vô cùng đắt tiền dùng để chế tạo các dụng cụ cao cấp và đồ trang sức.
  • Loại 4: Thủy tinh chứa bo và nhôm đây là loại thủy tinh được dùng trong kỹ thuật.

Các loại thực phẩm sử dụng bao bì thủy tinh

Bao bì bằng thuỷ tinh thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược phẩm, hoá chất, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát… loại này không độc, không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.

Kết luận

Thủy tinh với những đặc tính ưu việt trở thành vật liệu bao bì chất lượng cao. Được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua, thủy tinh được đánh giá là loại bao bì tốt nhất và quyến rũ nhất dùng để đựng những thực phẩm thượng hạng như sâm banh hay nước ép trái cây,…

Mọi người tin tưởng chất lượng được đựng trong bao bì thủy tinh bởi vì họ tin tưởng thủy tinh là bao bì siêu hạng. Bằng chứng nó không bị thoái hóa, ăn mòn hay tan chảy. Khi nhắc đến thủy tinh người ta liền liên tưởng đến sự cao cấp, chất lượng tuyệt hảo, khả năng bảo vệ tốt.

Do đó, chúng sở hữu những tính năng đặc biệt không bị thoái hóa, dễ ăn mòn hay tan chảy, vì thế bao bì thủy tính có tính cạnh tranh rất cao so với các loại bao bì hàng hóa khác. Đặc biệt chúng thường được các thương hiệu bia, rượu, nước uống nổi tiếng sử dụng bởi thủy tinh dễ thiết kế và tạo hình theo ý tưởng của khách hàng.

Cẩm Thu

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI