Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngVai trò của Vitamin đối với cơ thể và chúng có thật sự ngừa Covid-19?

Vai trò của Vitamin đối với cơ thể và chúng có thật sự ngừa Covid-19?

Vitamin là vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Do đó, cần bổ sung chúng thông qua việc ăn uống hàng ngày, từ những thực phẩm chức năng hay từ ánh nắng mặt trời đối với Vitamin D. Vai trò của vitamin là vô cùng quan trọng đến sức khỏe, giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể trong việc ngăn ngừa Covid-19.

1. Vitamin A

Vai trò của Vitamin A đối với sức khỏe

Vitamin A có nhiệm vụ chính là cải thiện thị lực, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và các vấn đề về sinh sản. Nó giúp phát triển tinh trùng ở nam và trứng ở nữ. Nó là một chất chống oxy hóa mạnh vì tiền chất carotenoid có khả năng chống lại các gốc tự do. Vì thế, nó giúp giảm căng thẳng oxy hoá có liên quan đến các bệnh như tiểu đường, ung thư, bệnh tim.

Ngoài ra, nó cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của nhau thai, sự phát triển và duy trì mô của thai nhi cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, Vitamin A là vi chất không thể thiếu đối với sức khỏe của những bà mẹ và thai nhi.

Mặc dù, loại Vitamin này hiện tại chưa được nhắc đến trong việc điều trị Covid-19. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên bổ sung thêm để tăng cường sức khỏe.

Liều lượng cần bổ sung và những loại thực phẩm giàu Vitamin A

Vitamin là vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vai trò chính của vitamin là giúp gia tăng đề kháng cho cơ thể.

Việc hấp thu quá nhiều Vitamin A có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu. Ở phụ nữ mang thai nếu sử dụng liều lượng quá nhiều sẽ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tiêu thụ một lượng lớn beta-carotene có thể khiến vàng da, nhưng không gây ra những tác động nghiêm trọng khác.

Khuyến khích nên bổ sung Vitamin A từ các nguồn thực phẩm. Nếu bổ sung ở dạng đồ uống hay chất bổ sung, nên chú ý liều lượng. Liều lượng tiêu thụ Vitamin A khoảng 400 – 500 mcg/ngày.

Nội tạng động vật như bò, gà là nguồn giàu Vitamin A. Tuy nhiên, chúng ta cần hạn chế tiêu thụ chúng vì sẽ làm tăng Cholesterol xấu cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm giàu Vitamin A khác phải kể đến như cải xoăn Kale, bắp cải, bí đỏ, cà rốt,…

2. Vitamin B

Vai trò của Vitamin B đối với sức khỏe

Vitamin B gồm nhiều nhóm (B1, B2, B3,…) với từng vai trò cụ thể khác nhau. Loại Vitamin này có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào ở cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến sự hoạt động của não, hệ thần kinh và để chuyển hoá các chất (đường, đạm, béo) trong cơ thể.

Theo nghiên cứu cho rằng Vitamin B3 (Niacin) làm giảm viêm và tổn thương phổi. Do đó, nó giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng Vitamin B9 (Folate và Acid Folic) có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Vitamin B2 (Riboflavin), B7 (Biotin) giúp da, tóc và móng thêm chắc khỏe hơn.

Liều lượng cần bổ sung và những loại thực phẩm giàu Vitamin B

Vitamin là vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vai trò chính của vitamin là giúp gia tăng đề kháng cho cơ thể.

Vì Vitamin B bao gồm nhiều nhóm khác nhau nên chúng ta cần cân bằng tỉ lệ giữa các Vitamin nhóm B khi nạp vào cơ thể. Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp loại  Vitamin này nên chúng ta không phải lo sợ việc thiếu hụt.

Thực phẩm giàu Vitamin B bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, đậu (đậu nành, đậu đen, đậu xanh,…), hải sản (hàu, trai, hến,…). Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều lượng thịt đỏ mà nên dùng thay thế đạm từ thực vật. Hơn nữa, nếu bạn tiêu thụ đạm động vật cao sẽ làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể.

3. Vitamin C

Vai trò của Vitamin C đối với sức khỏe

Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hoá trong cơ thể. Khi cơ thể chuyển đổi thức ăn mà chúng ta ăn thành năng lượng, dẫn đến sẽ hình thành các gốc tự do. Thêm vào việc  tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm không khí như khói bụi, khói thuốc lá hay hấp thụ lượng tia cực tím từ mặt trời, dẫn đến gây tổn thương các tế bào trong cơ thể. Vì thế, cần Vitamin C để giúp cơ thể tự chữa lành những tổn thương do các gốc tự do gây ra.

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng Vitamin C giúp cải thiện sự hấp thụ sắt từ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hơn nữa, nó có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Trên thực tế, chưa có thông tin chứng minh rằng Vitamin C có khả năng ngăn ngừa Covid-19 vì nó chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe. Những người bệnh Covid-19 có thể bổ sung Vitamin C trong chế độ chăm sóc và điều trị để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại dịch bệnh.

Liều lượng cần bổ sung và những loại thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin là vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vai trò chính của vitamin là giúp gia tăng đề kháng cho cơ thể.

Khuyến khích nên cung cấp Vitamin C từ các nguồn thực phẩm. Nếu bổ sung ở dạng uống hay từ các thực phẩm chức năng, nên chú ý liều lượng. Không nên tiêu thụ Vitamin C vượt quá 2000mg/ngày vì sẽ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, cũng có những tác động tiêu cực lên dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, làm tổn thương đến các mô tế bào của cơ thể. Thậm chí, làm tăng sự tích trữ sắt trong cơ thể khi sử dụng Vitamin C quá nhiều.

Trái cây họ cam, quýt nổi tiếng là nguồn cung cấp giàu Vitamin C. Ngoài ra còn có ổi, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, dâu tây cũng chứa vi chất dinh dưỡng này.

4. Vitamin D

Vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe

Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cho xương, răng chắc khỏe. Đặc biệt, ở người cao tuổi cần bổ sung Vitamin D, cùng với canxi để cải thiện tình trạng loãng xương (gãy xương, giòn xương). Đối với trẻ em cần bổ sung để giúp xương phát triển tốt hơn và cải thiện tình trạng còi xương.

Vitamin D hoạt động tương tự như là một loại hormone, giúp chuyển hóa khoáng chất cho xương và có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nó có hoạt tính kháng viêm. Do đó, loại Vitamin này có khả năng chữa lành những vùng bị tổn thương và ngăn chặn tình trạng viêm trong hệ hô hấp.

Vitamin D giúp cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch ở hệ hô hấp. Tuy nhiên, nó dùng để gia tăng sức khoẻ và cải thiện hệ hô hấp của cơ thể. Vì thế, nếu xem Vitamin D như là một loại vi chất dinh dưỡng đặc trị Covid-19 là hoàn toàn chưa chính xác.

Liều lượng cần bổ sung và những loại thực phẩm giàu Vitamin D

Nếu bổ sung Vitamin D từ việc ăn uống hay từ việc hấp thụ ánh nắng mặt trời, chúng ta không cần phải lo sợ về việc dư thừa liều lượng. Tuy nhiên, việc bổ sung từ các thực phẩm chức năng hay uống Vitamin D, bạn nên lưu ý và quan tâm về liều lượng phù hợp sẽ giúp  bạn hạn chế tác dụng phụ lên tim, gan, mạch máu (bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch). Theo Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) khuyến nghị tiêu thụ khoảng 400 – 800 IU/ngày (10 – 20 mcg).

Những thực phẩm giàu Vitamin D mà bạn nên bổ sung như: sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,…), cá hồi, cá thu, cá ngừ và dầu gan cá.

5. Vitamin E

Vai trò của Vitamin E đối với sức khỏe

Trong cơ thể, Vitamin E có chức năng tương tự như Vitamin C. Nó chống lại các gốc tự do, miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) cho rằng Vitamin E không có khả năng ngăn chặn các bệnh về tim, ung thư. Nhưng nếu bổ sung hàng ngày với liều lượng phù hợp, giúp cải thiện tình trạng bệnh tình ngày một tốt hơn.

Hiện tại chưa có cơ sở khoa học chứng minh hoạt tính Vitamin E có thể ngăn chặn bệnh dịch. Vì thế, bổ sung nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

Liều lượng cần bổ sung và những loại thực phẩm giàu Vitamin E

Đối với người trưởng thành không nên tiêu thụ Vitamin E vượt quá 15mg/ngày. Đối với trẻ em khoảng 4 – 6mg/ngày.

Việc bổ sung Vitamin E từ thực phẩm hiệu quả và các nguồn thực phẩm dồi dào Vitamin E phải kể đến như: dầu thực vật (dầu lạc, dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương,…), rau bina, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hạnh nhân, hạt phỉ, đậu phộng,…

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI