Thứ Tư, 24 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTổng quan quá trình làm sạch nước mía trong công nghệ mía đường (P2)

Tổng quan quá trình làm sạch nước mía trong công nghệ mía đường (P2)

Tiếp theo phần trước. Phần này, chúng ta so sánh hiệu quả của các phương pháp làm sạch nước mía và một số công đoạn tiếp theo.

So sánh các phương pháp làm sạch nước mía

Phương pháp vôi Phương pháp sunfit hoá Phương pháp cacbonat hoá
Ưu điểm – Vốn đầu tư ít
– Thiết bị, quy trình công nghệ, quản lý điều hành đơn giản
– Vốn đầu tư ít
– Thiết bị, quy trình công nghệ, quản lý điều hành đơn giản
– Sản xuất ra sản phẩm đường kính trắng
– Hiệu suất thu hồi cao
– Sản xuất ra đường kính trắng chất lượng cao
Nhược điểm – Hiệu suất thu hồi sản phẩm thấp
– Sản xuất ra sản phẩm đường vàng
– Sản phẩm đường khó bảo quản, dễ hút ẩm và biến màu – Quy trình công nghệ phức tạp
– Điều hành, quản lý khó

Quá trình lắng

Là quá trình cơ học phân riêng một hỗn hợp không đồng nhất bằng trọng lực hoặc bằng ly tâm.

Mục đích quá trình lắng trong nước mía

Phân biệt nước mía trong và kết tủa (tạo ra khi cho các chất điện li vào nước mía trong quá trình làm sạch). Nâng cao chất lượng sản phẩm (do tách các chất có ảnh hưởng xấu đến sản phẩm).

Nguyên lý quá trình lắng trong nước mía

Nước mía ở trạng thái tỉnh, khi cho chất điện li vào tạo kết tủa cặn thì chúng sẽ chịu tác dụng của 2 lực:

  • Trọng lực: kéo kết tủa đi xuống;
  • Lực acsimet: đẩy kết tủa đi lên.

Khi trọng lực > lực acsimet thì kết tủa sẽ lắng xuống, tốc độ lắng phụ thuộc vào sự chênh lệch độ lớn của 2 lực, hay nói cách khác tốc độ lắng phụ thuộc vào chênh lệch về trọng lượng giữa chất rắn (cặn) và trọng lượng chất lỏng (nước mía).

Tiếp theo phần trước. Phần này, chúng ta so sánh hiệu quả của các phương pháp làm sạch nước mía và một số công đoạn tiếp theo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng

  • Khối lượng riêng của các hạt lắng
  • Nhiệt độ
  • pH

Quá trình lọc

Là quá trình phân riêng hỗn hợp khó lăng không đồng nhất qua lớp lọc.

Mục đích lọc nước mía

Tận dụng phần nước đường còn lại trong bùn lắng, và loại kết tủa (bùn).

Nguyên lý

Dùng lớp lọc có nhiều lỗ để dung dịch có thể chui qua các lỗ nhỏ, bã được giữ lại trên lớp lọc, dung dịch chui qua lớp lọc dưới áp suất dư so với áp suất bên dưới vật ngăn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc

  • Chất kết tủa
  • Áp lực lọc hoặc độ chân không
  • Độ dính và nhiệt độ lớp bùn

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI