Thứ Năm, 2 Tháng Năm, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTìm hiểu về quy trình sản xuất Măng khô trong công nghiệp

Tìm hiểu về quy trình sản xuất Măng khô trong công nghiệp

Măng là loại thực phẩm dân dã và có thể chế biến thành vô số món ăn ngon. Trong số đó, măng khô là sản phẩm được ưa chuộng vì sự tiện lợi không kém măng tươi. Để rõ hơn, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất măng khô nhé! Do măng khô có nhiều sản phẩm khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu về quy trình chung để tạo ra thành phẩm sẽ là phạm vi mà bài viết hướng đến.

Măng khô là sản phẩm được ưa chuộng vì sự tiện lợi không kém măng tươi. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất măng khô...
Sản phẩm măng khô

Nguyên liệu

Vào mùa vụ, măng tươi sẽ được thu hoạch thủ công ở những sườn núi từ tháng 6 – 11 hàng năm. Cụ thể là sau những cơn mưa đầu mùa.

Sau khi thu hoạch xong, măng tươi sẽ được chuyển đến cơ sở sản xuất. Tại đây, thợ sẽ bóc hết lớp vỏ măng cứng, loại bỏ phần măng già. Sau đó nguyên liệu sẽ được giữ nguyên, cắt lát hoặc xé mỏng,… tùy theo yêu cầu thành phẩm.

Măng khô là sản phẩm được ưa chuộng vì sự tiện lợi không kém măng tươi. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất măng khô...
Măng tươi sẽ được sơ chế để tiến hành những bước tiếp theo tạo thành phẩm

Luộc

Gia nhiệt bằng công đoạn luộc là bước tiếp theo trong quy trình sản xuất măng khô. Vì măng tươi có đặc tính dễ bị chua và trở nên cứng trong thời gian ngắn. Vì vậy việc luộc măng phải được tiến hành nhanh chóng. Để măng chín đều từ ngoài vào trong, thợ sẽ tiến hành ghim một số lỗ nhỏ trên bề mặt măng (đối với trường hợp nguyên măng). Với một mẻ măng luộc, thời gian kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng. Hơn hết, quá trình luộc sẽ không có sự can thiệp của hóa chất để đảm bảo độ ngọt, mềm tự nhiên của măng. Khi chín, măng sẽ được vớt ra để ráo nước.

Làm khô

Phơi khô dưới ánh nắng

Phương pháp này là cách làm truyền thống được sử dụng chủ yếu ở những cơ sở sản xuất nhỏ. Theo đó, măng sẽ được phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi thời tiết nắng gắt và kéo dài trong vài ngày liên tục.

Khi măng đã khô khoảng 30% – 40% nước thì đem ra ngoài để đảo đều. Khi măng đã khô đến khoảng 80%, thợ sẽ đem rải măng ra nền đất sạch để nguội. Thường thì công đoạn này sẽ mất từ 1,5 – 2 ngày.

Sấy bằng lò thủ công

Lò sấy măng được làm bằng gạch hoặc đất có độ dày từ 15cm – 20cm. Lò sấy phải đảm bảo việc giữ độ nóng, thông khói khi thực hiện công đoạn sấy. Mỗi mẻ măng khi được sấy xong phải đảm bảo không có mùi khói và lên màu vàng.

Sấy bằng máy sấy đối lưu

Sấy bằng máy sấy đối lưu là là cách sấy măng hiện đại bằng nhiệt. Phương pháp này tốn chi phí đầu tư trang thiết bị và nguồn nhiên liệu. Vẫn giữ nguyên mùi thơm đặc trưng của măng, cho màu vàng tươi đồng đều là mặt tối ưu của phương pháp sấy này. Đồng thời thành phẩm sẽ bảo quản được rất lâu sau đó. Hơn hết, phần nước có trong măng sẽ được loại bỏ một cách triệt để. Đây là phương pháp mang lại thành phẩm sau chế biến có chất lượng cao, sản lượng sấy lớn.

Theo quy trình, măng sẽ được xếp lên từng khay để sấy. Khi xếp, măng phải được tách đều nhau để tạo khoảng trống. Nhờ vậy, khi sấy mẻ măng sẽ đạt chất lượng đồng đều.

Măng khô là sản phẩm được ưa chuộng vì sự tiện lợi không kém măng tươi. Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất măng khô...
Măng được xếp đều lên khay để sấy

Thành phẩm

Măng sau khi đã nguội qua công đoạn làm khô sẽ được đóng gói. Quá trình đóng gói phải được hút chân không để đảm quản thành phẩm trong thời gian dài. Cuối cùng, các thông tin về sản phẩm sẽ được in trên nhãn dán ngoài bao bì.

Để sử dụng măng khô, người dùng sẽ phải ngâm nước. Sau khi ngâm, măng sẽ mềm và có thể sơ chế để chế biến món ăn.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI