Thứ Ba, 10 Tháng Chín, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhNhững yếu tố tiền thu hoạch ảnh hưởng đến quá trình bảo quản Chuối

Những yếu tố tiền thu hoạch ảnh hưởng đến quá trình bảo quản Chuối

Chuối là nông sản phổ biến, là loại xuất khẩu với tổng sản lượng lớn của nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp và nhà nông đang gặp nhiều vấn đề với việc bảo quản. Trong chuỗi bài viết về bảo quản trái cây xuất khẩu, chúng ta cùng tìm hiểu về những yếu tố tiền thu hoạch ảnh hưởng đến quá trình bảo quản chuối sau đây nhé!

Giống chuối

Chuối là nông sản phổ biến, là loại xuất khẩu với tổng sản lượng lớn. Các doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề với việc thu hoạch chuối
Một số giống chuối hiện nay

Các loại giống đã được phát hiện cách đây hơn 70 năm. Một nhà khoa học Smith (1955) cho rằng sự phát triển của lĩnh vực chuối sẽ phụ thuộc vào việc chọn giống, loại giống cây trồng và kỹ thuật di truyền. Sự khác nhau về các loại giống được thể hiện ở các đặc điểm bao gồm sự khác biệt về bên ngoài (kích thước), năng suất và chất lượng. Giống cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất, độ cứng và sự hình thành các sợi trong quả. Đối với một số giống nhất định thì sẽ có sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng trong quả. Vì thế tùy loại giống chuối sẽ có phương thức bảo quản khác nhau.

Mật độ trồng và tán cây

Mật độ tán lá ảnh hưởng đến sự nhận ánh sáng và hàm lượng CO2 quả nhận được. Đối với quả chuối, ở trong bóng râm thì sẽ cho màu sắc sậm hơn quả nhận được đầy đủ ánh sáng. Khi nhận được đầy đủ ánh sáng quả có màu tươi hơn, do cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển carotenoid trong vỏ quả. Cường độ ánh sáng thấp thì quá trình hình thành carotenoid giảm. Một nhân tố cũng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng quả chuối là khoảng cách cây trồng và mật độ cây trồng. Số lượng cây trồng ít thì giảm sự cạnh tranh và tăng kích thước quả. Trung bình mật độ là khoảng 2500 cây/ha. Sự phát triển của cây, lá, và quả cũng ảnh hưởng đến hương vị của chuối.

Chuối là nông sản phổ biến, là loại xuất khẩu với tổng sản lượng lớn. Các doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề với việc thu hoạch chuối
Mật độ trồng cây chuối phù hợp là 2500 cây/ha

Điều kiện nhiệt độ

Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của chuối. Chuối phát triển mạnh ở nhiệt độ tương đối ấm đến điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ để chuối phát triển tốt nhất là 26-28°C va quả phát triển ở nhiệt độ 29-30°C. Cây chuối phát triển chậm ở dưới 16°C và ngừng phát triển ở 10°C. Điều kiện tối ưu cho việc tích lũy chất khô và chín quả là khoảng 20°C và cho sự xuất hiện cây mới là khoảng 30°C.

Quá trình cung cấp nước cho cây

Cây chuối phải được tưới nước ngay sau khi trồng và lặp lại hàng tuần. Tưới nước không đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của chuối, trì hoãn sự “thuần thục” của quả, gây ra các rối loạn sinh lý và giảm chất lượng quả sau thu hoạch. Tuy nhiên việc thừa nước cũng gây hại cho cây. Giảm khả năng quang hợp khi lượng nước quá nhiều. Độ ẩm trong quả cây cao làm loãng chất tan trong chuối gây kém về vị. Trong mùa khô, các chất 6 rắn hòa tan nhanh chóng trong cấu trúc cây. Tăng nước đột ngột do quá trình tưới hoặc mưa làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong tế bào làm ảnh hưởng đến phân chia cấu trúc quả. Độ ẩm trong chuối cao cũng gây khó khăn cho quá trình bảo quản. Nói chung, chế độ cung cấp nước ảnh hưởng đến sự tích lũy chất khô và quá trình phát triển của quả.

Quản lý về dinh dưỡng cho cây

Đối với quá trình tăng trưởng và sản lượng quả, chuối cần được cung cấp chất dinh dưỡng với hàm lượng cao để phát triển. Nitơ và Kali là hai nguyên tố cần thiết. Ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển, nó còn ảnh hưởng đến thời gian “thuần thục” và chất lượng của quả. Mặt khác, Kali được xem là nhân tố quan trọng trong dinh dưỡng của chuối. Nó làm tăng năng suất và chất lượng quả. Kali và canxi cao sẽ cho chất khô hòa tan và hàm lượng glucose tăng trong vỏ và quả. Khi kali cung cấp nhiều lượng đường sẽ tăng lên và nồng độ acid sẽ giảm. Hàm lượng Kali nhiều gây chín sớm. Như vậy hàm lượng Kali ảnh hưởng đến chất lượng quả nhiều hơn năng suất. Chuối không cần nhiều Phospho so với Kali và Nitơ.

Chuối là nông sản phổ biến, là loại xuất khẩu với tổng sản lượng lớn. Các doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề với việc thu hoạch chuối

Kiểm soát giai đoạn thuần thục và chín quả

Chuối được thu hoạch ở giai đoạn “thuần thục” với chỉ số được căn cứ vào tuổi của buồng, khoảng thời gian từ ra hoa đến thu hoạch, khi có đầy đủ quả hoặc màu sắc của vỏ của nảy cuối cùng của buồng. Các biểu hiện của quả thường là tiêu chí để đánh giá. Tiêu chuẩn này phụ thuộc và sự tiến hóa màu sắc của vỏ quả và phụ thuộc vào giống chuối, có thể kết hợp với màu của thịt quả thì xác định thời gian “thuần thục” của chuối sẽ khách quan hơn. Khoảng thời gian từ ra hoa đến thu hoạch cũng là tiêu chí khách quan có thể xác định thời gian thu hoạch. Trong thực tế, sự “thuần thục” để thu hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường tiêu thụ hoặc thời gian để lưu giữ chuối sau thu hoạch. Chuối được tiêu thụ tại địa phương thì có thể thu hoạch giai đoạn “thuần thục” hơn so với việc xuất khẩu. Ngoài ra tốc độ chín của quả cũng ảnh hưởng đến sự thu hoạch, tốc độ quá trình chín của quả ở giai đoạn trưởng thành với nhiệt độ khoảng 16°C nhưng giảm ở mức 13°C khi quả còn non hơn. Ngoài ra khi ở mức nhiệt độ 13°C thì xảy ra hiện tượng tổn thương lạnh làm ảnh hưởng đến cảm quan của quả. Thu hoạch sớm cũng ảnh hưởng đến chất lượng quả, sẽ nghèo dinh dưỡng, giảm hàm lượng chất rắn hòa tan. Vì vậy xác định thời gian thu hoạch là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình bảo quản chuối.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI