Thứ Tư, 11 Tháng Chín, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhĐặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng và phân bố của Chuối trên thế giới

Đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng và phân bố của Chuối trên thế giới

Chuối quá quen thuộc với mọi người dân trên thế giới, với những đặc tính sinh học đặc biệt, nhiều ứng dụng trong đời sống và mang lại giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. Đào sâu nghiên cứu về loại cây này mang lại khá nhiều điều thú vị.

Đặc điểm sinh học

Chuối có tên khoa học là Musa sinensis thuộc họ Musaceae, bộ Scitaminneae và hiện có rất nhiều giống. Hiện nay có khoảng chừng 300 giống được trồng trên thế giới. Chuối là loại cây có thân ngầm (căn hành), gọi là củ chuối. Thân chỉ là một thân giả do các bẹ lá cấu tạo thành, cao trung bình khoảng 3 – 5 m, có giống như chuối sáp cao tới 10 m. Lá lớn, mọc xen, hình xoắn và có thể dài 2,7 m và rộng 60 cm. Nụ trổ ở ngọn rồi tạo thành buồng. Trong buồng chứa rất nhiều hoa nhỏ có thể đếm lên tới hàng ngàn cái.

Với những đặc tính sinh học đặc biệt của chuối, nhiều ứng dụng trong đời sống và mang lại giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao.

Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối, mỗi buồng có 3–20 nải, nặng 30–50 kg. Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, còn ở gần cọng của nụ là hoa lưỡng phái. Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn, vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy. Hoa chuối có tính ấm, vị chua mặn. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt.

Chuối là giống vô tính. Người ta thường dùng loại chồi con để trồng. Chồi con được hình thành từ những mầm ngủ mọc trên thân ngầm của chuối.

Thành phần dinh dưỡng của quả Chuối

Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng Potassium(Kali) rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng có giá trị cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già.

Với những đặc tính sinh học đặc biệt của chuối, nhiều ứng dụng trong đời sống và mang lại giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao.

Trong chuối có đủ carbohydrate hấp thụ nhanh (GI thấp) và carbohydrate hấp thu chậm (GI cao). Trong những hoạt động thể lực kéo dài khi năng lượng bị hao hụt nhiều, cơ thể phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho cơ bắp. Những trường hợp này, đường glucose trong chuối được hấp thụ nhanh vào máu có thể bổ sung tức thì lượng đường bị hao hụt giúp vận động viên phục hồi sau khi vận động mệt mỏi. Đường fructose trong chuối được hấp thụ chậm hơn. Ngoài ra chuối còn những carbohydrate khác được chuyển hoá chậm và phóng thích đường vào máu từ từ có thể đáp ứng cho những hoạt động thể lực kéo dài hàng giờ sau đó. Đặc biệt hàm lượng kali cao trong chuối còn liên quan đến trương lực cơ có khả năng làm giảm nguy cơ vọp bẻ ở vận động viên. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau như chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối. Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (hoặc sấy lạnh)có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này.

Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.

Bảng 1. Bảng thành phần giá trị dinh dưỡng của chuối tươi Theo USDA (2010)

Thành phần giá trị dinh dưỡng Đơn vị Giá trị trong 100g
Thành phần
Nước g 74.91
Năng lượng kcal 89
Protein g 1.09
Hàm lượng béo g 0.33
Carbohydrate g 22.84
Chất xơ mg 2.6
Đường tổng số mg 12.23
Khoáng
Calcium, Ca mg 5
Sắt , Fe mg 0.26
Magnesium, Mg mg 27
Phosphorus, P mg 22
Potassium, K mg 358
Sodium, Na mg 1
Kẽm , Zn mg 0.15
Vitamins
Vitamin C mg 8.7
Thiamin mg 0.031
Riboflavin mg 0.073
Niacin mg 0.665
Vitamin B-6 mg 0.367
Folate, DFE µg 20
Vitamin B-12 µg 0
Vitamin A, RAE µg 3
Vitamin A, IU IU 64
Vitamin E (alpha-tocopherol) mg 0.1
Vitamin D (D2 + D3) µg 0
Vitamin D IU 0
Vitamin K (phylloquinone) µg 0.5
Chất béo
Acid béo bão hòa g 0.112
Acid béo chưa bão hòa g 0.032
Acid béo chưa bão hòa mạch dài g 0.073
Acid béo dạng trans g 0
Cholesterol mg 0

Nguồn gốc và phân bố cây Chuối trên thế giới

Với những đặc tính sinh học đặc biệt của chuối, nhiều ứng dụng trong đời sống và mang lại giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao.

Chuối là một loài cây ăn trái quan trọng và có giá trị kinh tế và được thuần hóa rất sớm ở vùng Đông Nam Á. Hiện nay, chuối được trồng trên 120 quốc gia và được xem là mặt hàng trái cây được sản xuất nhiều thứ hai trên thế giới sau cam. Nguồn cung chuối toàn cầu có thể chia làm 3 khu vực chính là Mỹ Latinh (Ecuador, Brazil, Colombia…), châu Phi (Cameroon, Bờ Biển Ngà…) và châu Á (Philippines). Ngành công nghiệp xuất khẩu chuối được xem như là nguồn thu nhập quan trọng cho một số quốc gia ở châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á và châu Phi.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI