Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngNhững loại nước bạn không nên uống buổi tối

Những loại nước bạn không nên uống buổi tối

Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Những loại nước dưới đây có thể khiến bạn mất ngủ hoặc gây hại cho cơ thể.

Rượu bia

Rượu bia có thể khiến bạn buồn ngủ nhanh chóng nhưng cũng khiến bạn thường xuyên thức giấc, ngủ không yên, bị nhức đầu, gặp ác mộng… Ngoài ra, nó cũng thường gây mất nước và trào ngược a xít.Nếu uống rượu vào ban đêm nó nới lỏng các van nối dạ dày và thực quản. Khi điều đó xảy ra, cơ thể bạn không thể giữ thức ăn tại đúng vị trí của nó

Những loại nước bạn không nên uống buổi tối

Nước dừa

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả dừa (da tử) có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, ích khí, tiêu phù thủng, trừ hắc loạn (tiêu chảy, tâm phiền, giải nhiệt độc. Nước dừa vô trùng còn được sử dụng làm dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, trị tiêu chảy.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước dừa (ngày uống hơn 3 – 4 trái và uống liên tục nhiều ngày), nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh bởi nó nguy hiểm đến tính mạng.

Khi uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh. Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng.

Nước uống có ga

Uống nước có ga vào buổi tối có thể dẫn đến những vấn đề về dạ dày. Những người bị táo bón và trào ngược a xít nên tránh loại thức uống này.

Cà phê

Những loại nước bạn không nên uống buổi tối

Chất caffeine có trong cà phê kích thích hệ thống thần kinh và là nguyên nhân quan trọng khiến bạn mất ngủ.

Trà nhân sâm

Một số loại trà thảo dược có tác dụng trợ giúp giấc ngủ, nhưng bạn không nên sử dụng trà nhân sâm. Một số người sau khi uống trà nhân sâm lại xuất hiện triệu chứng mất ngủ và huyết áp tăng cao.

Soda

Không có gì chứa nhiều axit hơn soda. Thực tế, soda thật sự có tính axit cao hơn nhiều so với bất kì thứ gì có trong tự nhiên. Tính axit làm tổn hại những van nối dạ dày và thực quản. Ngoài ra, sự cacbonat hóa làm tăng áp lực dạ dày.

Theo Nguoiduatin.cn

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI