Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngLàm sao để nhận biết cơ thể bạn không dung nạp Lactose?

Làm sao để nhận biết cơ thể bạn không dung nạp Lactose?

Làm sao để nhận biết cơ thể bạn không dung nạp lactose. Trên thế giới có hơn 70% dân số mắc hội chứng hypolactasia (không dung nạp lactose). Thường không được chẩn đoán có khả năng gây ra một số bệnh tật. Tuy nhiên, không phải tất cả sẽ mắc hội chứng này. Do một số tác nhân dinh dưỡng và di truyền ảnh hưởng đến khả năng không dung nạp. Sau đây, hãy cùng Foodnk tìm hiểu kĩ về vấn đề làm sao để nhận biết cơ thể bạn không dung nạp được lactose nhé!

Làm sao để nhận biết cơ thể bạn không dung nạp lactose, đối với một số đối tượng cơ thể do không dung nạp được sữa và các chế phẩm từ sữa.

Những dấu hiệu không dung nạp lactose

Thường các đối tượng sẽ tránh sữa và các chế phẩm từ sữa để cải thiện được triệu chứng. Không dung nạp lactose là có biểu hiện đặc trưng bởi một số triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, tiêu chảy… Chứng khó tiêu do lactose xảy ra do lactose không hấp thu ở được ruột non và sẽ di chuyển đến ruột kết. Tại đây, ở một số đối tượng nó xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng không dung nạp lactose.

Gây đau dạ dày là triệu chứng không dung nạp Lactose

Đau dạ dày là triệu chứng phổ biến nhất để nhận biết cơ thể không dung nạp sữa và các chế phẩm làm từ sữa ở cả người lớn và trẻ em. Khi cơ thể không thể phá vỡ lactose, nó sẽ đi qua ruột và  đẩy đến đại tràng. Tại đây đại tràng không thể hấp thu được lactose và carbohydrate nhưng vẫn có thể lên men và thủy phân được bởi các vi sinh vật sống ở đó.

Làm sao để nhận biết cơ thể bạn không dung nạp lactose, đối với một số đối tượng cơ thể do không dung nạp được sữa và các chế phẩm từ sữa.

Trong quá trình lên men sẽ giải phóng các acid béo chuỗi ngắn và khí hydro, metan và carbon dioxide. Acid và khí có sự gia tăng khiến cơ thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Cơn đau này thường xuất hiện ở hai vị trí để nhận biết như quanh rốn và bụng dưới.

Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày và đầy hơi cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Do ăn quá nhiều cùng một thời điểm, hấp thu kém, dùng một số loại thuốc gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Gây tiêu chảy

Tiêu chảy được hiểu là sự gia tăng tần suất của phân, độ lỏng hoặc khối lượng. Biểu hiện gây ra tiêu chảy ở đại tràng sẽ tăng thể tích và hàm lượng chất lỏng của phân. Những vấn đề này thường xảy ra phổ biến ở trẻ.

Trong đại tràng, vi khuẩn đường ruột lactose sẽ được lên men thành acid béo chuỗi ngắn và khí. Thông thường thì acid này sẽ được hấp thụ trở lại vào đại tràng. Lượng acid còn lại và lactose sẽ làm tăng lượng nước mà lúc đầu cơ thể thải vào đại tràng.

Các trường hợp sẽ gây ra bệnh tiêu chảy ngoài việc không dung nạp lactose còn có tác nhân khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Gây đầy hơi

Lactose sẽ được lên men ở đại tràng làm sản sinh ra khí hydro, carbon dioxide và metan. Hệ vi sinh đại tràng sẽ hoạt động nhiều hơn ở những người không dung nạp lactose trong quá trình lên men đường và sữa sẽ thành acid và khí. Làm cho quá trình đầy hơi sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Lượng khí được tạo ra ở mỗi cơ thể khác nhau do hệ vi sinh vật. Khí sẽ được sản xuất trong quá trình lên men lactose không mùi.

Gây táo bón

Tình trạng táo bón là xuất hiện do đại tiện khó và thời gian đi đại tiện kéo dài. Đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng không dung nạp đường và sữa nhưng khá hiếm gặp.

Trong quá trình lên men vi khuẩn không tiêu hóa được lactose chúng sẽ sản sinh ra khí metan. Lúc này khí metan làm chậm thời gian đẩy thức ăn xuống ruột, dẫn đến táo bón. Nguyên nhân gây táo bón của metan xuất hiện ở những người mắc hội chứng ruột kích thích và sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

Ngoài những nguyên nhân gây nên tình trạng không dung nạp lactose. Còn một số nguyên nhân gây táo bón khác bao gồm mất nước, thiếu chất xơ.

Cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

Việc cải thiện tình trạng bằng cách cắt hết sữa và các chế phẩm có sữa. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ có thể uống một lượng nhỏ không vượt quá 240ml/ngày. Mức độ nghiêm trọng và triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, nên theo dõi để nhận biết và điều chỉnh được chế độ ăn cho cơ thể bạn nhé!

Khả Tú 

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI