Thứ tư, 9 Tháng mười, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngGiá trị dinh dưỡng từ Sữa bò và các sản phẩm làm từ Sữa bò

Giá trị dinh dưỡng từ Sữa bò và các sản phẩm làm từ Sữa bò

Sữa bò là thức uống khá phổ biến ở mọi đối tượng. Bên cạnh đó đã có nhiều sản phẩm làm từ nguyên liệu sữa bò tươi. Vậy bạn có biết những sản phẩm nào có nguồn gốc từ sữa bò chưa? Hãy cùng Foodnk tìm hiểu nhé! 

Sữa bò có thành phần dinh dưỡng gì?

Sữa đã từ lâu nổi tiếng là sản phẩm giàu hàm lượng canxi, photpho. Hai loại khoáng chất này rất có lợi cho trẻ em trong giai đoạn phát triển và giúp cho xương, răng chắc khỏe. Trong sữa bò chứa khoảng 3,4% protein, 3,7% chất béo, 4,5% lactose và nước chiếm tới 87,4%. Tuy nhiên một số khoáng chất như sắt hay các vitamin B12, vitamin C, và chất xơ thì không có trong sữa bò.

Sữa bò là thức uống khá phổ và có nhiều sản phẩm làm từ nguyên liệu này. Vậy bạn có biết những sản phẩm nào có nguồn gốc từ sữa bò chưa?

Sữa bò mang lại lợi ích sức khoẻ như thế nào?

1. Giúp chắc khỏe xương

Theo chế độ dinh dưỡng của Mỹ – Hoa Kỳ, khuyến khích người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 2 – 3 đơn vị sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày. Có thể thay thế sữa bằng các sản phẩm từ sữa khác. Hàm lượng canxi và protein trong sữa là hai yếu tố chính giúp cải thiện loãng xương ở người lớn tuổi và phát triển xương ở các trẻ nhỏ.

2. Cung cấp nguồn protein dồi dào

Sữa là nguồn giàu protein, chỉ với một cốc chứa tới 8 gram đạm. Sữa được coi là “protein hoàn chỉnh” vì chứa tất cả chín loại acid amin thiết yếu cần thiết để cơ thể hoạt động ở mức tối ưu. Phần lớn casein và whey protein chiếm tỷ lệ khá cao trong sữa. Trong đó casein chiếm phần lớn (70 – 80%) lượng protein có trong sữa bò, whey chỉ chiếm khoảng 20% theo số liệu từ Viện Y tế Quốc gia (NIH).

Việc cung cấp protein cho cơ thể sẽ giúp ích trong việc xây dựng và phát triển các nhóm cơ bắp. Một số nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã chứng minh rằng uống sữa sau khi tập luyện có thể làm giảm tổn thương cơ, thúc đẩy quá trình sửa chữa cơ, tăng sức mạnh và thậm chí giảm đau nhức cơ.

3. Hạn chế bệnh huyết áp

Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho thấy việc tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo, canxi, vitamin D đều có liên quan nghịch với nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ trung niên và lớn tuổi. Do đó sữa bò có vai trò tiềm năng của trong việc phòng ngừa chứng tăng huyết áp và các biến chứng tim mạch.

Tuy nhiên ở một số người không dung nạp được lactose thì nên cân nhắc khi sử dụng sữa bò. Những người đang điều trị mụn hay bị mụn trứng cá thì không nên uống sữa bò. Có thể thay thế thành các loại sữa hạt hay bổ sung thêm các loại hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Sản phẩm làm từ sữa bò trong sản xuất công nghiệp

Bên cạnh việc sữa bò mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể con người mà còn là cơ sở để phát triển các sản phẩm làm từ sữa.

1. Kem (ice cream)

Sữa được đông lạnh và quay cùng một lúc để đẩy không khí vào hỗn hợp. Điều này làm đóng băng các tinh thể đá với tốc độ ổn định, tạo ra một kết cấu mịn, nhất quán.

Sữa bò là thức uống khá phổ và có nhiều sản phẩm làm từ nguyên liệu này. Vậy bạn có biết những sản phẩm nào có nguồn gốc từ sữa bò chưa?

2. Kem (cream)

Loại kem này được làm bằng phương pháp khác so với loại kem bên trên. Sữa tươi chưa được khử trùng sẽ được tách ra một cách nhanh chóng. Sẽ có lớp chất béo nổi lên trên cùng và nó sẽ được tách ra nhờ tác dụng của trọng lực. Vì khi sử dụng máy ly tâm với tốc độ cao thì sẽ tách được kem.

3. Phô mai (cheese)

Phô mai được làm từ bốn nguyên liệu chính gồm sữa, muối, lợi khuẩn và rennet (enzim). Phô mai chứa nhiều dưỡng chất như sữa. Muối là thành phần quan trọng trong quá trình tạo phô mai. Bên cạnh đó, muối kiểm soát độ ẩm, kết cấu, hương vị và chức năng cho phô mai. Cho nên muối được xem như là chất bảo quản tự nhiên cho thực phẩm.

4. Sữa đặc (condensed milk)

Sữa sẽ được cô đặc cho tới khi lượng nước trong sữa bay hơi khoảng 60%. Đường sẽ được bổ sung vào để cải thiện vị giác và giúp làm tăng hàm lượng chất khô trong sản phẩm. Sản phẩm này sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn so với sữa dạng lỏng (sữa tươi) hay các loại kem, kem tươi vì lượng nước tự do thấp.

5. Sữa bột (powdered milk)

Sữa sẽ được cô đặc đến khoảng 90%, gần như tạo thành sản phẩm sữa rất đặc. Sau đó sẽ phun hỗn hợp đã cô đặc vào hệ thống sấy phun. Kích thước hạt siêu nhỏ dưới tác dụng của nhiệt độ thì sẽ chuyển thành dạng bột.

6. Sữa chua (yogurt)

Sữa chua là quá trình lên men từ sữa động vật nhờ vi khuẩn lactic và giúp giảm độ pH của sữa. Dẫn đến sữa có kết cấu lỏng được chuyển thành dạng sêt. Sản phẩm này được khử chất béo và thanh trùng ở nhiệt độ 80 – 90oC.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI