Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhĐộc tố histamin và những loại thực phẩm chứa độc tố này

Độc tố histamin và những loại thực phẩm chứa độc tố này

Độc tố histamin tồn tại tự nhiên trong một số nguồn thực phẩm. Khi cơ thể không thể hấp thụ hoặc phân huỷ được histamin, sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ từ nhẹ đến nghiêm trọng, tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Để hiểu rõ về cơ chế hoạt động của loại độc tốc này như thế nào đối với cơ thể của chúng ta, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Histamin là gì?

Histamin là một chất hóa học chịu trách nhiệm cho một số chức năng quan trọng đến não bộ của chúng ta. Đồng thời nó còn có khả năng kích hoạt dạ dày nhằm giải phóng acid, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, trong cơ thể khi mức độ histamin tồn tại quá cao hoặc khi nó không thể phân hủy được, dẫn đến một số cơ quan chịu trách nhiệm các chức năng chính sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi loại độc tố này gây ra.

Cơ chế hoạt động histamin

Độc tố histamin tồn tại trong một số nguồn thực phẩm tự nhiên. Khi cơ thể không phân huỷ được histamin, sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ.

Histamin là một amin sinh học xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau trong nhiều loại thực phẩm. Ở những người khỏe mạnh, histamin trong chế độ ăn uống có thể được giải độc nhanh chóng bởi amine oxidase, trong khi những người có hoạt tính amine oxidase thấp sẽ có nguy cơ bị ngộ độc histamin. Diamine oxidase (DAO) là enzyme chính để chuyển hóa histamin ăn vào.

Khi cơ thể phản ứng với hisamin sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến thường gặp như phát ban, ngứa và thậm chí nghiêm trọng hơn là gây khó thở, ngất xỉu.

Nguồn thực phẩm chứa histamin trong tự nhiên

1. Các loại cá biển

Độc tố histamin tồn tại trong một số nguồn thực phẩm tự nhiên. Khi cơ thể không phân huỷ được histamin, sẽ gây ra các vấn đề về sức khoẻ.

Cá biển là một trong những thực phẩm tự nhiên có chứa hàm lượng histamin cao nhất. Ngộ độc histamin là một dạng ngộ độc thực phẩm được gọi là ngộ độc scombroid, xảy ra do ăn cá hư hỏng. Cụ thể rằng, loại độc tố này hình thành khi điều kiện bảo quản lạnh đông cá sau khi đánh bắt không đạt tiêu chuẩn. Nhiệt độ bảo quản lạnh đông kém là môi trường giúp vi sinh vật phát triển, từ đó nó làm chuyển đổi acid amin histidine có trong cá thành histamin.

Một số loại cá hư hỏng dễ sinh ra độc tính histamin, bao gồm cá ngừ, cá thu, cá trích, cá cơm,… Chính vì vậy, cần phải bảo quản lạnh đông cá sau khi đánh bắt ngay lập tức để không hình thành loại độc tố này.

2. Các sản phẩm lên men

Ngoài ra, trang Healthline còn khuyến khích nên hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm sau, để tránh xảy ra tình trạng dị ứng, ngộ độc thực phẩm như keir, sữa chua, phô mát, kombucha, kim chi, miso,…

Thực phẩm lên men là thực phẩm được tạo ra thông qua hoạt động của vi sinh vật, men, nấm và các enzyme, giúp chúng oxy hóa carbohydrate, từ đó giải phóng năng lượng. Những vi sinh vật này có thể hiện diện tự nhiên trong thực phẩm. Quá trình lên men yêu cầu phải có đúng số lượng vi sinh vật, nhiệt độ, mức độ pH và độ ẩm thích hợp.

3. Các loại thịt đã qua chế biến

Các loại thịt đã qua chế biến như được ướp muối, lên men, xử lý, hun khói hoặc chế biến theo cách khác nhằm gia tăng thời gian bảo quản. Những loại thịt này cũng chứa hàm lượng độc tố histamin khá cao.

Ngoài ra, nếu tiêu thụ chúng trong thời gian dài và nhiều sẽ mắc các bệnh về ung thư. Vì thế, nên hạn chế hoặc không nên ăn chúng.

4. Các loại thức uống có cồn

Các loại đồ uống như rượu, bia cũng được chế biến thông qua việc lên men, nên chúng có hàm lượng histamin tương đối cao. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có cồn để bảo vệ sức khoẻ.

5. Một số thực phẩm từ thực vật

Nhiều người trong số chúng ta thường nghĩ rằng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ không có chứa các độc tố, nguy hại đến sức khoẻ cơ thể. Các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt đậu gà,… mang giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên nhóm thực phẩm này cũng chứa lượng histamin tiềm ẩn bên trong. Khi điều kiện bảo quản các loại hạt này không tốt sẽ sinh ra độc tố gây dị ứng.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI