Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, 2024
Trang chủAn toàn thực phẩmChứng nhận MSC là gì và tại sao chứng nhận này sẽ cực kỳ quan trọng trong tương lai

Chứng nhận MSC là gì và tại sao chứng nhận này sẽ cực kỳ quan trọng trong tương lai

Chứng nhận MSC là chứng nhận quốc tế chứng minh được tính bền vững của hoạt động đánh bắt. Đi kèm với đó, nhãn xanh MSC được cấp trên mỗi sản phẩm chính là “chiếc vé thông hành” để sản phẩm thủy sản Việt Nam tiếp cận được nhiều khách hàng và nâng cao giá trị sản phẩm.

>> Xem thêm Vấn đề về an toàn thủy sản và các chỉ tiêu trong kiểm nghiệm

MSC là gì?

MSC (Marine Stewardship Council) hay Hội đồng quản lý biển là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế với nhiệm vụ ghi nhận và khen thưởng những nỗ lực bảo vệ đại dươngđảm bảo nguồn cung cấp hải sản cho tương lai.

Sứ mệnh của tổ chức là cấp các nhãn sinh thái và xây dựng các chương trình chứng nhận nghề cá với mục tiêu công nhận và khen thưởng những tổ chức, công ty có hoạt động đánh bắt bền vững. Với chứng nhận này, MSC muốn góp phần tác động đến lựa chọn khi mua hải sản của mọi người cũng như những đối tác lớn của tổ chức để chuyển đổi sang việc đánh bắt trên cơ sở bền vững. Hiện nay, MSC đang là một nhãn sinh thái được chú trọng nhất trên thế giới.

Chứng nhận MSC là chứng nhận quốc tế chứng minh tính bền vững của hoạt động đánh bắt. Nhãn xanh MSC chính là "chiếc vé thông hành"....
Nhãn xanh MSC trên sản phẩm thủy sản

Chương trình chứng nhận của MSC nhằm mục đích đảm bảo rằng các sản phẩm thủy sản trên thị trường có nguồn gốc từ việc đánh bắt đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững nghiêm ngặt.

Chứng nhận MSC

MSC là chương trình chứng nhận nghề cá đánh bắt tự nhiên toàn cầu duy nhất đồng thời đáp ứng các yêu cầu thực hành tốt nhất do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc đặt ra và đã được đánh giá độc lập theo Quy tắc Thực hành Tốt của ISEAL.

Chứng nhận MSC là chứng nhận quốc tế chứng minh tính bền vững của hoạt động đánh bắt. Nhãn xanh MSC chính là "chiếc vé thông hành"....
Slogan kêu gọi sử dụng sản phẩm đạt chứng nhận MSC: Little blue label – big blue future

>> Xem thêm Các chứng nhận cần có để xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Lịch sử của chứng nhận MSC

  • Năm 1997 Quỹ được thành lập bởi 2 tổ chức lớn là Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Thế giới (WWF) và Unilever. Mục đích là để giải quyết vấn đề đánh bắt thủy sản quá mức và phục hồi tính bền vững của sản phẩm thực phẩm này.
  • Đến năm 2000 MSC đã trao chứng nhận đầu tiên cho ngành đánh bắt cá tuyết tại Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu khởi đầu cho nổ lực của tổ chức trong công cuộc hướng đến việc đánh bắt bền vững.
  • Vào đầu những năm 2000, tầm ảnh hưởng và độ nhận diện của MSC ngày càng rộng rãi kéo theo nhiều đơn vị nghề cá tìm đến chứng nhận này. Từ đây nhiều nhà bán lẻ và người tiêu dùng đã chọn ủng hộ nhiều hơn đến các sản phẩm bền vững này.
  • Năm 2009, MSC chuyển sang mô hình chứng nhận độc lập. Cụ thể, các tổ chức chứng nhận thứ 3 được công nhận sẽ tham khảo các tiêu chuẩn của MSC để đánh giá và cấp chứng nhận cho những nhà sản xuất bền vững. Động thái này nhằm nâng cao độ tin cậy và tính minh bạch của chương trình.
  • Từ năm 2020 trở đi thì tổ chức vẫn tiệp tục tăng trưởng. Mặc dù vẫn còn gặp phải những thách thức và chỉ trích về tính bền vững của chứng nhận. Tuy nhiên tổ chức này vẫn liên tục cập nhật và đổi mới chương trình để hướng đến sứ mệnh thúc đẩy nghề cá bền vững trên toàn thế giới.
Chứng nhận MSC là chứng nhận quốc tế chứng minh tính bền vững của hoạt động đánh bắt. Nhãn xanh MSC chính là "chiếc vé thông hành"....
Chứng nhận MSC ngày càng được quan tâm. Nó hiện đang là một nhãn sinh thái được chú trọng nhất trên thế giới.

3 Nguyên tắc để đạt chứng nhận MSC

Nguyên tắc 1: Hoạt động đánh bắt cá được thực hiện theo cách thức không gây ra tình trạng quá mức hoặc gây cạn kiệt quần thể đối tượng khai thác. Nếu có sự suy giảm của quần thể đó thì phải tiến hành các phương pháp khôi phục kịp thời.

Nguyên tắc 2: Đảm bảo được sự cân bằng của hệ sinh thái khu vực khai thác bao gồm đáy biển, rạn san hô, rừng ngập mặn,… Duy trì sự đa dạng của các loài phụ thuộc (Là các loài sinh vật biển khác không trực tiếp bị khai thác nhưng có liên quan về mặt sinh thái đến các loài thủy sản được khai thác.)

Nguyên tắc 3: Hoạt động nghề cá phải được đặt trong khuôn khổ của một hệ thống quản lý hiệu quả, tôn trọng pháp luật và các tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế. Chính phủ và các tổ chức cần có những quy định và biện pháp cụ thể để quản lý nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sản phẩm đạt nhãn xanh MSC

Chứng nhận này có giá trị rất lớn trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Theo trang thông tin điện tử của cục Thủy sản Việt Nam thì việc nhận được chứng nhận MSC sẽ mang đến một số lợi ích to lớn cho cơ sở khai thác như:

  • Căn cứ về tính bền vững trong khai thác: Chứng nhận MSC là sự đảm bảo cho khách hàng quốc tế rằng sản phẩm thủy sản Việt Nam được khai thác và chế biến một cách bền vững, an toàn và có trách nhiệm.
  • Nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng: Sản phẩm mang nhãn hiệu MSC sẽ được khách hàng quan tâm tiêu thụ với giá cả, thị phần cao hơn.
  • Tăng giá trị sản phẩm: Khi đã được nhận nhãn xanh MSC tức là đã chứng minh được với khách hàng rằng đây là sản phẩm khai thác có trách nhiệm, duy trì được nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và sự đa dạng của hệ sinh thái. Từ đó giá trị sản phẩm sẽ được tăng lên đi kèm với nhiều lợi ích về kinh tế.
Những sản phẩm chế biến từ nguồn thủy sản bền vững sẽ tăng giá trị và được nhiều người tiêu dùng đón nhận hơn.

Tạm kết

Chứng nhận MSC là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Bằng cách chứng nhận các hoạt động khai thác thủy sản có trách nhiệm, chúng ta có thể bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường cho các thế hệ tương lai.

Tham khảo thông tin về tổ chức và chứng nhận MSC tại đây

Vân Thanh

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI