Thứ Năm, 2 Tháng Năm, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhCác chứng nhận cần có để xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Các chứng nhận cần có để xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Khi nói đến xuất khẩu thủy sản thì việc có các chứng nhận phù hợp là điều cần thiết. Những chứng nhận này đảm bảo hải sản đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cần thiết cho thị trường quốc tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận khác nhau cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP, sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của từng chứng nhận và cách chứng nhận đó giúp nâng cao niềm tin của người tiêu dùng.

Ngành xuất khẩu thủy sản nước ta hiện nay

Vào năm 2002, Lễ mừng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội, tưởng chừng đây đã là con số vô cùng ấn tượng rồi. Nhưng đến năm 2022, con số này đã tăng gấp 10 lần đạt hơn 10 tỷ USD. Đây được xem là bước tiến vượt bật của ngành thủy sản cũng như khảng định vững chắc rằng ngành thủy sản sẽ tiếp tục giữ vững vị trí ngành mũi nhọn của nước nhà.

Đến năm 2023, giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể, theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2023 là 3,1% (trong đó: nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43%; thủy sản tăng 2,96%). Cùng với đó, tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản khá cao, đạt 3,07% (nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43%; thủy sản tăng 2,77%).

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP,...

Tại sao chứng nhận thủy sản quan trọng

Đối với ngành kinh tế nói chung và ngành công nghệ thực phẩm nói riêng thì ngành thủy sản nước ta hiện nay đã, đang và sẽ là lĩnh vực tiềm năng. Song đi đôi với lợi ích kích tế là những quy định nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng đến từ các nước nhập khẩu. Do đó các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trong nước khi muốn đưa mặt hàng của mình sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,…thì cần có các căn cứ để:

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Tiếp cận thị trường
  • Nâng cao danh tiếng
  • Chứng chỉ về tính bền vững
  • Khả năng truy xuất nguồn gốc
  • Lợi thế cạnh tranh
  • Tiếp cận các thị trường cao cấp
  • Giảm thiểu rủi ro
  • Tuân thủ các yêu cầu của nhà nhập khẩu
  • Niềm tin của người tiêu dùng

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP,...

Các chứng nhận cần có để xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Chứng nhận an toàn trong chế biến thuỷ sản

Để đảm bảo rằng sản phẩm thủy sản được sản xuất, chế biến và xử lý đảm bảo chất lượng và an toàn khi đến tay người tiêu dùng thì các chứng nhận về an toàn trong chế biến thủy sản là rất quan trọng. Dưới đây là các chứng nhận phổ biến:

  • Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP): HACCP là phương pháp phòng ngừa có hệ thống đối với an toàn thực phẩm nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy tiềm ẩn trong quá trình sản xuất thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu và thường là điều kiện tiên quyết cho các chứng nhận khác.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP,...

  • ISO 22000: ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó bao gồm các nguyên tắc của HACCP và cung cấp một khuôn khổ toàn diện để quản lý rủi ro an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP,...

>> Xem thêm Mức độ kiểm soát của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

  • SQF: SQF là hệ thống chứng nhận chất lượng và an toàn thực phẩm được Tổ chức Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI) công nhận. Nó đặt ra các tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt về vấn đề quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, bao gồm cả chế biến hải sản.

Chứng nhận vùng nuôi bền vững và trách nhiệm với môi trường và con người khi xuất khẩu thủy sản

Việc toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1990 đã dẫn đến sự chú ý gia tăng đối với các vấn đề xã hội. Sự mở rộng chuỗi giá trị quốc tế đã góp phần làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, điều này đã được công chúng nhận thức rõ ràng hơn.

  • Chứng nhận MSC là chứng nhận quốc tế về khai thác bền vững thủy sản tự nhiên, do Hội đồng Quản lý biển (Marine Stewardship Council – MSC) cấp cho “một đơn vị nghề cá”. Sản phẩm được cấp chứng nhận MSC được khai thác từ các vùng ngư trường bền vững, được quản lý và khai thác một cách có trách nhiệm. Đây được xem là nhãn hiệu sinh tháu được quan tâm nhiêu trên thế giới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP,...

  • ASC (Aquaculture Stewardship Council): Là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009. Mục tiêu của ASC là quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn dựa trên bốn nền tảng chính: môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn này xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.

  • Chứng nhận BAP (Best Aquaculture Practices)tập trung vào thực hành nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm, bao gồm tính bền vững của môi trường, an toàn thực phẩm và trách nhiệm xã hội.

  • Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu: GlobalG.A.P. bao gồm các lựa chọn chứng nhận cho nuôi trồng thủy sản (Đảm bảo trang trại tổng hợp) và bao gồm các khía cạnh môi trường và xã hội bên cạnh an toàn thực phẩm.

  • ISO 26000 (Trách nhiệm xã hội): ISO 26000 đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội và có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả hải sản. Nó giúp các tổ chức xem xét tác động của các hoạt động của họ đối với người lao động, cộng đồng và môi trường.

Chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản tại hệ thống bán lẻ nước ngoài

Giấy chứng nhận truy xuất nguồn gốc rất cần thiết trong việc đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt khi giao dịch với các hệ thống bán lẻ nước ngoài.

  • BRC Food (Hiệp hội bán lẻ Anh): BRC Food là chứng nhận được công nhận trên toàn cầu, tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm. Chứng nhận này bao gồm các yêu cầu liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc và quy trình thu hồi sản phẩm đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm có thể được truy xuất nguồn gốc trong trường hợp thu hồi hoặc có vấn đề về an toàn.

>> Xem thêm Tiêu chuẩn BRC

  • Chứng nhận Thực phẩm Halal: Chứng nhận Halal đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả hải sản, tuân thủ luật ăn kiêng Hồi giáo. Mặc dù chứng nhận Halal chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị và thành phần thực phẩm nhưng nó có thể yêu cầu tài liệu về chuỗi cung ứng, do đó gián tiếp góp phần vào việc truy xuất nguồn gốc.

  • IFS Food (Tiêu chuẩn đặc trưng quốc tế): IFS Food là tiêu chuẩn nhấn mạnh đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Giống như BRC Food, IFS Food bao gồm các yêu cầu liên quan đến truy xuất nguồn gốc. Nó đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm có thể được truy xuất nguồn gốc từ cơ sở sản xuất, điều này rất quan trọng đối với việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.

  • Chứng nhận KOSHER: Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm, bao gồm cả hải sản, đáp ứng luật ăn kiêng của đạo Do Thái. Mặc dù chứng nhận KOSHER không trực tiếp giải quyết vấn đề truy xuất nguồn gốc nhưng nó yêu cầu lưu giữ hồ sơ và tài liệu chi tiết về chuỗi cung ứng để xác minh nguồn gốc của các thành phần.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các chứng nhận cần thiết để xuất khẩu sản phẩm thủy sản tại Việt Nam. Từ HACCP đến ASC và BAP,...

Mặc dù các chứng nhận này có thể bao gồm các thành phần truy xuất nguồn gốc, nhưng nếu truy xuất nguồn gốc là mối quan tâm hàng đầu khi xuất khẩu thủy sản sang các hệ thống bán lẻ nước ngoài, thì nên xem xét các chứng nhận hoặc tiêu chuẩn bổ sung đề cập cụ thể đến việc truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng thủy sản. Các chứng nhận như Hội đồng quản lý hàng hải (MSC) Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc toàn cầu (GTS) tập trung trực tiếp hơn vào truy xuất nguồn gốc trong ngành thủy sản và được quốc tế công nhận về các yêu cầu truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt.

Tạm kết

Lưu ý rằng các chứng nhận cụ thể được yêu cầu hoặc ưu tiên có thể khác nhau tùy thuộc vào thị trường mục tiêu, loại sản phẩm thủy sản và môi trường pháp lý ở các khu vực khác nhau. Các nhà chế biến thủy sản có thể cân nhắc các chứng nhận như đã đề cập ở trên để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng và đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng.

Vân Thanh

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI