Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngĂn vải như thế nào để không giữ "ba ngọn đuốc trong người"?

Ăn vải như thế nào để không giữ “ba ngọn đuốc trong người”?

Trái vải (hay còn gọi là quả lệ chi) là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vải trong nhận thức người xưa chỉ dành cho vua chúa nhưng ngày nay việc thưởng thức đã trở nên dễ dàng hơn với mọi người. Quả vải chứa nhiều giá trị dinh dưỡng còn được xem là một loại thuốc chữa bệnh. Thế nhưng việc ăn vải như thế nào để không giữ “ba ngọn đuốc trong người”? Để biết rõ hơn về vấn đề này hãy cùng theo Foodnk tìm hiểu nhé!

Quả vải chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên ăn nhiều sẽ gây ra tác hại. Vậy ăn vải như thế nào để không giữ “ba ngọn đuốc trong người”?

Nguồn gốc

Quả vải loại quả đặc trưng của vùng nhiệt đới xuất phát điểm từ Đông Nam Á. Quả có kích thước dài tới 5cm và rộng 4cm (2,0in×1,6in), nặng khoảng 20g, màu đỏ hồng, vỏ sần, bên trong có một lớp màng căng nhẵn. Thịt quả trắng, dày và mọng nước. Quả được thu hoạch vào độ tháng 5-6, vì thế vải luôn là loại quả quen thuộc trong mùa hè.

Lợi ích sức khỏe

Trong 100g vải có chứa các thành phần dinh dưỡng bao gồm:

  • Nước (81,8%)
  • Carbohydrate (16,5%)
  • Chất béo (0,4%)
  • Protein (0,8%)

Quả vải rất giàu vitamin, đặc biệt là Vitamin C chiếm tới 86% hàm lượng vitamin có trong quả vải và ngoài ra còn có các loại khoáng chất như kali, đồng…

Chính vì những thành phần dinh dưỡng có trong quả vải đã mang đến những lợi ích sức khỏe cho con người có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ phòng bệnh ung thư nhờ vào đặc tính kháng ung thư từ hợp chất sinh học polyphenol có nhiều trong quả vải.
  • Giúp điều hòa huyết áp nhờ chứa nhiều Kali – thành phần khoáng tuyệt vời giúp đào thải muối (NaCl) ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết.
  • Còn bao gồm vitamin E, vitamin K, vitamin B6 giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, quả vải còn có thể giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện sự trao đổi chất cho cơ thể.

Ăn vải như thế nào để không giữ “ba ngọn đuốc trong người”

Vải mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên đây là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, gây ra các triệu chứng như:

  • Chảy máu cam
  • Nhiệt miệng
  • Mụn nhọt

Nạp lượng lớn chất bột đường kéo theo một số hệ lụy về bệnh tim mạch, đái tháo đường. Nặng hơn có thể gây dị ứng do tác động của lại nấm có tên là Candida tropicalis thường gặp ở núm quả chín quá, dập nát.

Chính vì thế cách ăn và liều lượng rất quan trọng. Không phải nhiều là tốt mà cần lượng phù hợp để không giữ “ba ngọn đuốc trong người”.

Quả vải chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên ăn nhiều sẽ gây ra tác hại. Vậy ăn vải như thế nào để không giữ “ba ngọn đuốc trong người”?

Cách ăn vải không bị nóng

  • Ăn lớp màng trắng bao xung quanh cơm tuy hơi chát nhưng có tính hàn giúp hạn chế sinh nhiệt cho cơ thể.
  • Trước khi ăn nên uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc phòng trừ sinh hỏa.
  • Luộc vỏ  quả có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể hoặc sử dụng lá tươi làm nước uống.
  • Ngâm vải trong nước muối.

Liều lượng khuyến nghị

  • Đối với người lớn: Không quá 10 trái/lần.
  • Đối với trẻ em: Không quá 4 trái/lần.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Không quá 100-200g.
  • Đối với phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt nên hạn chế ăn vải.

Kết luận

Qua bài viết của Foodnk mong rằng bạn sẽ nắm thêm được những thông tin hữu ích. Từ đó đưa ra những lựa chọn hợp lý cho bản thân mình cũng như cho những người xung quanh mình.

Phương Thảo

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI