Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhSữa thanh trùng và sữa tiệt trùng khác nhau như thế nào? Loại nào ngon hơn?

Sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng khác nhau như thế nào? Loại nào ngon hơn?

Sữa thanh trùng và tiệt trùng là 2 loại sữa nước (phân loại theo phương pháp thanh trùng) đang được bán nhiều nhất trên thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay. Mỗi loại điều có ưu và nhược điểm, mỗi loại đều có các sản phẩm có thương hiệu và phân phối rộng rãi đến người tiêu dùng. Qua bài viết này, hãy cùng foodnk tập trung phân biệt 2 loại sữa này để chúng ta hiểu và dùng đúng nhé!

Sữa là gì?

Ai cũng đã từng uống sữa, nhưng liệu bạn có biết rằng có bao nhiêu loại sữa đang lưu hành trên thị trường? Sữa nguyên bản là một dạng dinh dưỡng từ mẹ dành cho con, là đặc trưng của những sinh vật có vú (kể cả con người). Tức nguồn gốc sữa bắt nguồn từ động vật, về sau, khi xã hội phát triển, để đáp ứng những nhu cầu cao của con người nên ngành công nghiệp sữa mới phát triển các loại thức uống từ thực vật có trạng thái, đặc tính cảm quan giống sữa động vật, ta gọi chúng với một tên gọi mới, đó là sữa thực vật. Đồng thời, rất rất nhiều loại sữa khác nhau khác ra đời. Vậy nên, ngành công nghiệp sữa và các sản phẩm từ sữa trên thế giới là một ngành siêu to khổng lồ, và có hàng tỉ người đang dùng sản phẩm này mỗi ngày.

Một trang trại bò sữa
Một trang trại bò sữa

Theo trạng thái, chúng ta có sữa nước, sữa đặc, sữa bột,… Theo phương pháp thanh trùng ta có sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng. Theo cách chế biến ta có sữa tươi, sữa hoàn nguyên (trong sữa nước),…Theo nguồn gốc thì sữa động vật (sữa bò, sữa dê, sữa cừu,…) sữa thực vật (sữa đậu nành, sữa bắp, sữa hạt sen, sữa gạo lứt,…), sữa công thức. Theo đối tượng sử dụng ta có sữa dành cho trẻ, cho người lớn, cho người già,…Theo chức năng ta có sữa cung cấp năng lượng, sữa cung cấp khoán, sữa cung cấp dinh dưỡng..v.v. Có rất nhiều loại sữa, kèm theo đó là khá nhiều cách phân loại khác nhau.

Sữa thanh trùng là gì?

Tập trung vào tên gọi của nó, ta biết rằng, đây là loại sữa nước đã được thanh trùng Pasteur trước khi đóng gói (túi, chai, lọ,…). Phương pháp thanh trùng Pasteur là quy trình làm nóng thực phẩm (ở đây ta đang nói đến sữa nước) đến một nhiệt độ nhất định (thường là từ 75 – 95 hoặc tối đa 99°C) trong một khoảng thời gian xác định trước rồi sau đó làm lạnh nhanh sốc nhiệt đột ngột (thường là dưới 20°C hoặc dưới 10°C).

Thời gian bảo quản của sữa thanh trùng

Phương pháp này làm ức chế tạm thời các vi sinh vật có trong sữa do thay đổi nhiệt độ. Giúp bảo quản sữa được lâu hơn so với sữa chưa được thanh trùng. Lưu ý rằng thời gian sử dụng của sữa phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản, và phải bảo quản lạnh (từ 2 – 4°C). Nhiệt độ càng lạnh tiệm cận về 0°C thì thời gian càng dài, tuy nhiên thông thường tối đa chỉ khoảng 20 ngày.

Thời gian bảo quản tỉ lệ nghịch với nhiệt độ bảo quản
Thời gian bảo quản tỉ lệ nghịch với nhiệt độ bảo quản

Hương vị của sữa thanh trùng

Vì nhiệt độ tác động lên sữa thấp, dưới 100°C, nên chúng ta vẫn đảm bảo giữ lại được các hương vị tự nhiên, dinh dưỡng tự nhiên của nguyên liệu ban đầu. Một số các nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển các dòng máy thiết bị chuyên cho sữa thanh trùng (cả sữa động vật và thực vật) với quy trình và công thức thanh trùng đặc biệt, giúp tối đa hoá hương vị mà vẫn đảm bảo về hạn sử dụng, trong khi không hề dùng thêm chất bảo quản nào. Đây là một trong những xu hướng mới trong các dòng sữa nước hiện nay.

Sữa tiệt trùng là gì?

Khác một chút với sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng dùng công nghệ tiệt trùng UHT (Ultra-high-temperature processing), tức ở nhiệt độ cao hơn, thời gian xử lý ngắn hơn. Thời gian ngắn mục đích là hạn chế các sự biến đổi của thành phần dinh dưỡng bởi nhiệt độ cao.

Vì được xử lý ở nhiệt độ cao hơn, khoảng nhiệt sốc nhiệt cũng sẽ dài hơn nên các vi sinh vật có trong nguyên liệu sẽ bị tiêu diệt gần hết. Dĩ nhiên, sự hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như độ sạch của nguồn nguyên liệu, hiệu suất của hệ thống máy thiết bị, bao bì, con người,…

Sữa thực vật thanh trùng đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm về dinh dưỡng
Sữa thực vật thanh trùng đang ngày càng được ưa chuộng nhờ vào những ưu điểm về dinh dưỡng

Thời gian bảo quản của sữa tiệt trùng

Sữa tiệt trùng không có nghĩa là hoàn toàn vi sinh vật bị tiêu diệt, nên vẫn có hạn sử dụng cho loại này. Thông thường các thương hiệu sữa tiệt trùng trên thị trường có hạn dùng khoảng 06 tháng kể từ ngày sản xuất. Cá biệt có những sản phẩm đạt tới 12 tháng. Nhiệt độ bảo quản của dòng sữa này thường là nhiệt độ môi trường, từ 20 – 30°C. Bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để khi dùng được ngon hơn, nhưng lưu ý rằng, bảo quản trong tủ lạnh không giúp kéo dài hạn dùng của sữa tiệt trùng.

Hương vị của sữa tiệt trùng

Một nhược điểm của sữa tiệt trùng là hương vị tự nhiên của nguyên liệu cực kỳ dễ biến mất khỏi sản phẩm đầu cuối. Khi bạn uống sữa tiệt trùng, hương vị rõ ràng rất khác so với sữa tươi, sữa thanh trùng. Sự khác biệt này ngoài do nhiệt độ, còn một lý do khách là các nhà sản xuất cố gắng bù lại hương vị tự nhiên của nguyên liệu bằng phụ gia tạo hương. Việc bù hương này diễn ra phổ biến hơn ở các dòng sữa thực vật tiệt trùng, do hương vị của các nguyên liệu thực vật trong sữa dễ bị biến chất bởi nhiệt. Hoặc ở một số sản phẩm, các nhà sản xuất sẽ không sử dụng nguyên liệu tươi, mà sẽ nghiên cứu một loại công thức dùng các thành phần khác thay thế. Do vậy, nhiều người uống sữa thanh trùng vẫn thích hơn.

Loại nào phù hợp với bạn?

Tuỳ vào mục đích sử dụng mà các bạn sẽ có những lựa chọn khác nhau cho mình. Sữa thanh trùng phù hợp với việc dùng nhanh, dùng liền để cảm nhận hương vị, còn sữa tiệt trùng phù hợp để sử dụng rộng rãi hơn ở các điều kiện khác nhau, thị trường rộng hơn. Dĩ nhiên, vì là ngành công nghiệp siêu to, nên sản phẩm phải luôn chất lượng và uy tín nếu các doanh nghiệp không muốn tự đánh vào gót chân Achilles của mình.

Nam Pro

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI