Chủ Nhật, 6 Tháng mười, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngNhững loại rau củ không nên dùng tươi mà bạn cần biết

Những loại rau củ không nên dùng tươi mà bạn cần biết

Với xu hướng sống lành mạnh thông qua việc ăn uống, các loại rau củ đã đáp ứng được nhu cầu này của con người. Rau củ mang cho mình nhiều giá trị cao nhờ các dưỡng chất thiết yếu. Nhờ vậy, trong chế độ ăn uống của con người, rau củ quả chiếm vị trí hết sức quan trọng. Thông thường, rau củ sẽ được ăn tươi để đảm bảo đủ dưỡng chất vốn có. Thế nhưng, có những loại rau củ không nên dùng tươi.

Tầm quan trọng khi ăn rau củ

Dường như nhiều dưỡng chất thiết yếu đều tồn tại trong rau củ. Chính vì vậy, trong nhiều chế độ ăn uống, rau củ sẽ quyết định cho một chu trình ăn để cơ thể hấp thụ dưỡng chất hiệu quả. Thậm chí, trong thực đơn bạn chỉ cần dùng một số loại rau củ nhất định trong chế độ đó. Thông thường, đối với quả và rau củ nhập khẩu có thể bị nhiễm E.Coli và Salmonella trong quá trình vận chuyển, xử lý. Quá trình nhiễm khuẩn này có thể xảy ra trong khi rau củ mới thu hoạch trong quá trình chế biến.

Một số loại rau củ không dùng tươi là tốt nhất

Về cơ bản, rau củ khi ăn tươi sẽ là cách tốt nhất để đảm bảo dưỡng chất. Hoặc nếu chế biến, bạn phải biết cách chế biến để dưỡng chất không bị thất thoát. Đó là chưa kể đến việc chất dinh dưỡng trong rau củ sẽ bị biến đổi khi chế biến không đúng cách. Thế nhưng những điều này đều có ngoại lệ, đó là có những loại rau củ không nên dùng tươi để tránh sức khoẻ bị ảnh hưởng.

Rau bina

Rau củ rất quan trọng với sức khỏe và thường được ăn tươi để đảm bảo dưỡng chất. Thế nhưng, có những loại rau củ không nên dùng tươi...
Rau bina

Đây là nguồn cung cấp nhiều chất sắt và canxi cho cơ thể. Vì vậy rau bina luôn góp mặt trong thực đơn của nhiều người trong các chế độ ăn khác nhau. Thế nhưng, thành phần acid oxalic trong rau bina sẽ ngăn cản việc hấp thụ canxi của cơ thể. Dẫn đến việc, các hoạt động của hệ tiêu hoá sẽ bị rối loạn. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên nấu chín rau bina ở nhiệt độ cao để thưởng thức. Bởi lẽ, khi gặp nhiệt độ cao, chất oxalic này sẽ giảm xuống đáng kể.

Củ sắn (củ khoai mì)

Chất glycoside cyanogenic tồn tại trong củ sắn (củ khoai mì) là một điều đáng lo ngại. Chất này sẽ gây ngộ độc dẫn đến hẹp cổ họng, buồn nôn, đau đầu,… khi vào cơ thể.

Theo các khuyến cáo, nếu ăn từ 150 – 300g sắn tươi có thể gây ngộ độc và thậm chí tử vong. Vì vậy, củ sắn phải được nấu chín kỹ trước khi ăn. Nói đến đây chắc có lẽ bạn thắc mắc rằng củ sắn có tồn tại chất độc khi còn tươi vậy tại sao lại được chế biến ra bột sắn hay tinh bột biến tính. Bạn nên biết một điều rằng, khi chế biến thành bột hay tinh bột biến tính thì củ sắn đã qua khâu chế biến kỹ lưỡng để loại bỏ phần độc hại.

Măng tây

Măng tây

Măng tây có nhiều màu sắc hút ánh nhìn là trắng, xanh và tím. Thậm chí loại măng tây màu tím rất khan hiếm và khó tìm. Ngược lại, loại măng tây xanh được chiếm ưu thế hơn trong ẩm thực.

Cơ thể chỉ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong măng tây tốt nhất khi nấu chín. Bởi lẽ, thành tế bào của măng tây rất dày và chỉ bị phá vỡ khi gặp nhiệt. Đặc biệt hơn, công dụng đặc trị ung thư của măng tây sẽ được nâng cao khi acid phenolic tăng. Điều này chỉ xảy ra khi măng tây được nấu chín. Việc này cũng khiến vitamin A và E sẽ dễ hấp thụ hơn.

Cà tím

Rau củ rất quan trọng với sức khỏe và thường được ăn tươi để đảm bảo dưỡng chất. Thế nhưng, có những loại rau củ không nên dùng tươi...
Quả cà tím

Nếu củ sắn chứa glycoside cyanogenic thì chất solanine lại tồn tại trong quả cà tím. Đây là chất gây ngộ độc cao, đặc biệt đối với những quả cà tím già chưa chín. Chính vì vây, quả các tím không nên dùng tươi mà hai quả khâu chế biến nhiệt. Thế nhưng các phương pháp như nấu canh hay luộc,… đều không giải phóng solanine triệt để. Bởi bản chất của solanine không tan trong nước. Chính vì vậy, khi chế biến bạn có thể sử dụng một chút dấm ăn. Nó sẽ có tác dụng giúp phá vỡ và phân giải solanine cao hơn.

Khoai tây

Khoai tây là một loại thực phẩm cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Sản phẩm từ khoai tây...

Khoai tây đem lại nhiều lợi ích khi dùng. Hơn hết nó rất phổ biến trong bàn ăn của nhiều người. Những điểm tốt đó chỉ dành cho loại khoai tây không có mầm mọc mà thôi. Nếu như ăn phải khoai tây mọc mầm thì chuyện sẽ khác đi. Bởi lẽ khi mọc mầm, khoai tây đã có độc tố solanine. Nó sẽ mang lại vị đắng, gây ngộ độc nhanh chóng. Các biểu hiện cơ bản như cứng lưỡi, thanh quản tê liệt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày,…

Nếu bạn gọt bỏ mầm mọc trên củ khoai tây, chất độc vẫn còn lưu lại chứ không hết hoàn toàn. Điều này có thể sẽ gây ngộ độc ở một mức nhẹ hơn, giống như cảm giác trúng gió. Vì vậy cách tốt nhất là loại bỏ những củ khoai tây có mầm mọc. Đồng thời phải chế biến nhiệt độ cao đối với khoai tây chưa mọc mầm.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI