Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngMách bạn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy thận

Mách bạn cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy thận

Dinh dưỡng cho bệnh suy thận hợp lý, khoa học sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh. Chúng ta cũng cần nên biết cách xây dựng thực đơn một cách khoa học để hỗ trợ cho các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. Vậy, các bạn hãy cùng Foodnk tìm hiểu cách xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học cho người suy thận nhé!

Suy thận dẫn đến các chức năng hoạt động của thận bị suy giảm. Thêm vào đó, các chức năng như lọc máu, bài tiết chất thải hay điều chỉnh huyết áp sẽ suy yếu. Bên cạnh nhận được sự hỗ trợ điều trị từ bác sĩ và sử dụng các loại thuốc trong quá trình điều trị. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng suy thận ở các bệnh nhân. Duy trì được lối sống lành mạnh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy thận

Dinh dưỡng cho bệnh suy thận hợp lý sẽ cải thiện bệnh. Xây dựng thực đơn khoa học sẽ giúp các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.
Một bữa ăn khoa học là sự kết hợp đa dạng giữa các nhóm thực phẩm

Theo cấu trúc tháp dinh dưỡng khuyến nghị, bạn nên tiêu thụ đầy đủ các nhóm thực phẩm trong một khẩu phần ăn. Tất cả các bữa ăn cho người bình thường hay bệnh nhân suy thận cũng cần quan tâm các yếu tố sau:

1. Chú ý lượng tiêu thụ calo trong một ngày

Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân suy thận phải cao hơn so với người bình thường (2000 – 2500 Kcal/ngày).

2. Chất đạm hợp lý trong khẩu phần ăn

Đạm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân nên hạn chế việc tiêu thụ đạm có nguồn gốc từ động vật (thịt bò, thịt heo, trứng, sữa,…), bạn nên thay thế bằng đạm thực vật (đậu nành, tàu hủ,…).

3. Chất béo hợp lý trong khẩu phần ăn

Chất béo có vai trò phát triển hệ thần kinh của con người nên nó rất cần thiết. Tuy nhiên, chế độ ăn cho người suy thận cần hạn chế chất béo từ động vật (mỡ, da, nội tạng động vật,…). Khuyến khích nên sử dụng nguồn chất béo thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu, hạt điều, dầu hướng dương,…) để cung cấp lượng chất béo “lành mạnh” cho cơ thể.

4. Carbohydrate hợp lý trong khẩu phần ăn

Trong chế độ dinh dưỡng khoa học luôn cần phải bổ sung carbohydrate. Nó là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Khuyến khích người bệnh nên ăn các sản phẩm như từ khoai tây, các loại ngũ cốc, trái cây, rau củ quả để cung cấp nhóm chất carbohydrate lành mạnh cho cơ thể.

Dinh dưỡng cho bệnh suy thận hợp lý sẽ cải thiện bệnh. Xây dựng thực đơn khoa học sẽ giúp các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị.

Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người suy thận

1. Sử dụng lượng muối phù hợp

Các bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày vì chức năng thải bỏ muối qua đường tiểu bị suy giảm. Muối không được loại bỏ, mà sẽ ứ lại trong cơ thể. Dẫn đến tăng huyết áp và có thể mắc bệnh về tim. Theo khuyến nghị, bệnh suy thận chỉ nên tiêu thụ tối đa 3g/ngày. Vì thế chế độ ăn uống phải rất nhạt.

2. Cắt giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn

Chất đạm là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên đối với bệnh suy thận, chức năng thận hạn chế trong việc lọc và thải urê. Urê sẽ bị tích trữ trong cơ thể, gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Cho nên cần giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn.

Lượng đạm động vật được khuyến nghị chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g thịt, cá một ngày. Nguồn đạm từ sữa nên là 100 – 200ml/ngày và không ăn hơn 1 quả trứng. Khuyến khích nên tiêu thụ đạm thực vật.

3. Tiêu thụ ít dầu mỡ trong khẩu phần ăn

Các loại hạt chứa một lượng lớn chất béo lành mạnh, tốt cho sức khoẻ

Trong chế độ ăn cho người suy thận, khuyến khích sử dụng dầu có nguồn gốc từ thực vật. Chỉ sử dụng khoảng 35 – 49g/ngày các loại dầu, mỡ, bơ (maragine). Tốt nhất nên hạn chế và sử dụng với liều lượng vô cùng nhỏ trong khẩu phần ăn để hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Cắt giảm chất khoáng (phosphate, kali) trong khẩu phần ăn

Đối với các bệnh nhân suy thận ở giai đoạn cuối, cần cắt giảm các thực phẩm chứa kali, phosphate. Các bệnh nhân ở giai đoạn đầu vẫn có thể tiêu thụ ở mức thấp. Lượng phosphate và kali sẽ được tích tụ trong máu đối với người bệnh. Dẫn đến dễ dàng mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa mạch máu, huyết áp tăng.

5. Chú ý việc bổ sung nước

Chức năng hoạt động của thận đã giảm đến mức đáng kể. Vì thế, cần hỏi ý kiến bác sĩ cụ thể liều lượng nước uống trong một ngày. Tuỳ tình trạng hiện tại sẽ tiêu thụ lượng nước khác nhau. Để tránh việc uống nước lọc nhiều, bạn vẫn có thể tiêu thụ thông qua các nhóm rau họ cải, dưa hấu, nho,… để gián tiếp bổ sung lượng nước vào cơ thể.

Các loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân suy thận[1]

  • Nhóm ngũ cốc: lúa mạch, lúa mì Bulgur, hạt mắc ca
  • Nhóm rau quả: bông cải trắng, bắp cải, tỏi, ớt chuông, hành tây, rau Arugula, củ cải thuộc họ Turnip và Radish, nấm hương
  • Nhóm thịt/cá: cá vược, ức gà, gà không da
  • Nhóm trứng/sữa: lòng trắng trứng gà
  • Nhóm chất béo: dầu oliu
  • Nhóm trái cây: việt quất, nho đỏ, thơm (dứa)

Tài liệu tham khảo
[1] The 20 Best Foods for People with Kidney Disease

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI