Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngMách bạn cách nhận biết thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn

Mách bạn cách nhận biết thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn

Thực phẩm đóng hộp giúp bảo quản thực phẩm được lâu và mang lại sự tiện dụng nhất là khâu vận chuyển và chế biến. Tuy nhiên, để lựa chọn thực phẩm đóng hộp chất lượng bạn cần chú ý một số vấn đề cần thiết sau đây.

Thực phẩm đóng hộp giúp bảo quản thực phẩm được lâu và mang lại sự tiên dụng nhất là khâu vận chuyển và chế biến. Tuy nhiên, để lựa chọn...

1. Cách nhận biết thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn

Thực phẩm đóng hộp có bị nhiễm khuẩn hay không rất dễ nhận dạng được khi chúng ta biết chú ý đến những điểm bất thường trên hộp như sau:

Vỏ hộp phía ngoài bị phồng lên

Vỏ hộp thực phẩm bị phồng lên thường do 3 nguyên nhân và mức độ nguy hiểm khác nhau như:

Phồng lý: trong quá trình vận chuyển đồ hộp có thể bị va đập dẫn đến vỏ hộp bị lõm hoặc lòi. Bạn hãy kiểm tra đồ hộp còn ăn được hay không bằng cách ấn vào nắp hộp nếu nắp hộp vẫn trở lại vị trí như ban đầu trước khi bạn ấn thì đồ hộp vẫn ăn được.

Phồng hóa: đồ hộp bị hư do sự phồng hóa thường có 2 trường hợp sau do sự biến đổi giữa chất liệu đồ hộp và thực phẩm hoặc sự biến đổi chất giữa các thực phẩm với nhau. Chính vì vậy, khi bạn ấn vào nắp hộp bị phồng, bạn sẽ thấy nắp hộp rất khó trở lại trạng thái như ban đầu. Hơn nữa, nếu bạn để chúng ở nhiệt độ bình thường thêm 1 tuần nữa thì sẽ thấy độ phồng thay đổi rõ. Khi đồ hộp bị hư do phồng hoá bạn không nên ăn vì rất dễ bị ngộ độc.

Phồng vi sinh vật: cách nhận biết đồ hộp bị phồng do vi sinh vật cũng giống như phồng hóa là nắp hộp sẽ phồng lên và khi ấn vào sẽ không trở lại vị trí ban đầu. Nếu bạn bảo quản thêm từ 5 – 7 ngày ở nhiệt độ thường, thì đồ hộp này sẽ tiếp tục phồng lên, gây biến dạng hoặc rò rỉ chất ra ngoài. Khi thấy những dấu hiệu như vậy, bạn không nên ăn chúng vì có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.

Hộp bị rò rỉ, nứt, bể

Đồ hộp bị rò rỉ, nứt hay bể có thể từ 1 trong 3 lý do đã chia sẻ ở trên. Trong đó, nguy hiểm nhất là do vi sinh vật gây ra, chẳng hạn:

  • Thanh trùng không đầy đủ chế độ: Có thể khi qua khâu thanh trùng, đồ hộp chưa được xử lý đủ nhiệt độ hay thời gian cần thiết. Chính vì điều này, giúp cho vi sinh vật có cơ hội sống sót và phát triển.
  • Mối ghép đồ hộp bị hở: Mối ghép hở có thể do ghép nắp không đúng quy tắc hoặc mối hàn xung quanh không kín. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp cho vi sinh vật bên ngoài có cơ hội xâm nhập, phát triển và gây hư hỏng thực phẩm bên trong cũng như hình dạng đồ hộp.

Hộp có chất lỏng, bọt trào ra khi mở

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do các yếu tố hóa học hoặc vật lý gây ra. Có thể trong quá trình vận chuyển, đồ hộp bị va đập khiến thực phẩm bên trong phản ứng gây ra trào hoặc sủi bọt.

Nếu thực phẩm bên trong đồ hộp bị trào bọt ra ngoài kèm theo mùi thối hay mùi chua thì khả năng chúng đã bị hư hỏng do vi sinh vật gây ra. Có thể trong quá trình sản xuất đóng hộp, các khâu xử lý chưa triệt để dẫn đến vi sinh vật dễ dàng phát triển gây hư hỏng thực phẩm.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa gây ra hiện tượng này cũng có thể là do phản ứng hóa học giữa chất liệu làm đồ hộp với thực phẩm bên trong. Nhưng nguyên nhân này khó xảy ra, do các nhà sản xuất đã nghiên cứu kĩ các thành phần cấu tạo của vỏ hộp có phù hợp với thực phẩm hay không.

Thực phẩm trong hộp bị biến màu, có mùi hôi

Nguyên nhân gây ra hiện tượng biến màu và mùi hôi đến từ vi sinh vật. Trong quá trình sản xuất, nhiều yếu tố gây thực phẩm bị nhiễm khuẩn làm cho thực phẩm bị hư hỏng. Nếu gặp tình trạng như thế này, bạn tuyệt đối không sử dụng chúng.

Thực phẩm đóng hộp giúp bảo quản thực phẩm được lâu và mang lại sự tiên dụng nhất là khâu vận chuyển và chế biến. Tuy nhiên, để lựa chọn...

2. Nguyên nhân làm thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn

Do vi khuẩn

Một trong những lí do lớn gây nhiễm khuẩn chính là do vi khuẩn, và đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một trong những con vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho người dùng nhiều nhất có thể kể đến như: E.coli, Listeria và Salmonella, Clostridium perfringens. Các vi khuẩn này gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, nặng hơn có thể gây tử vong.

Do virus

Đây là nguyên nhân ít gặp, tuy nhiên nếu thực phẩm đã bị nhiễm virus thì tốc độ lây nhiễm và khả năng gây tử vong cho con người rất cao. Virus cũng khó bị tiêu diệt ở mức nhiệt thanh trùng, do đó chúng rất khó bị tiêu diệt dứt điểm bằng nhiệt.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nếu không được thực hiện một cách nghiêm ngặt, cũng là nguyên nhân lớn tạo điều kiện cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

3. Cách hạn chế sử dụng các đồ hộp bị nhiễm khuẩn

Để hạn chế khả năng nhiễm khuẩn do đồ hộp, điều đầu tiên bạn cần làm chính là lựa chọn thực phẩm đồ hộp có uy tín, thương hiệu rõ ràng, được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong những mẹo khi chọn lựa thực phẩm an toàn vệ sinh là trên mặt bao bì thực phẩm có các chứng chỉ thực phẩm như: HACCP, GMP, IOS,… Những chứng chỉ này được tạo nên khi nhà sản xuất thực hiện đúng theo tiêu chuẩn bị bộ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh ăn các thực phẩm đồ hộp quá hạn sử dụng hoặc gần hạn sử dụng. Vì chúng có thể bị hư hỏng sớm trước khi hết hạn.

4. Cách xử lý thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn

Nếu nhận biết và gặp phải các loại thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn, thì bạn không nên tiếc tiền mà vẫn sử dụng chúng, thay vào đó hãy thực hiện theo quy trình xử lý đồ hộp nhiễm khuẩn (theo Thông tin Nông nghiệp số 539, USDA) như sau:

Bước 1: Tránh tò mò, nếm thử thức ăn đã bị nhiễm khuẩn

Sau khi bạn đã nhận biết được thực phẩm đóng hộp bị nhiễm khuẩn, bạn hãy kiểm tra kĩ lần nữa về hình dạng đồ hộp – như phần nắp, các mối nối, màu sắc thực phẩm, nấm mốc phát triển (màu xanh lam, trắng, đen, xanh lá cây),…

Tiếp đó, hãy kiểm tra nguồn gốc và hạn sử dụng của thực phẩm.

Bước 2: Thực hiện quy trình giải độc

Với thực phẩm có hàm lượng acid thấp trong đồ hộp khi xử lý cần chú ý đến hình dạng của đồ hộp như: đồ hộp kim loại bị phồng lên nhưng vẫn còn kín, thì hãy đặt chúng vào túi rác, cột chặt và đem đi vứt ở bãi rác.

Đồ hộp bị nhiễm khuẩn nhưng đã mở nắp hoặc bị hở, rò rỉ, thì bạn cần khử độc trước khi đem chúng vứt bỏ bằng cách: bạn hãy mang găng tay cao su (hoặc nhựa) loại chỉ dùng một lần và đặt cẩn thận đồ hộp vào trong một chiếc nồi. Sau đó, bạn cho nước sôi đun cùng với đồ hộp đó sao cho ngập nước. Đậy nắp nồi và đun sôi hơn 100°C càng tốt để cho độc tố vi khuẩn bị hủy. Cuối cùng, bạn làm nguội và tách phần thức ăn và vỏ hộp để đem đi vứt.

Bước 3: Dọn dẹp, vệ sinh khu vực xử lý độc tố

Nếu đồ hộp bị nghi nhiễm khuẩn độc tố Botulinum, thì bạn không nên để độc tố này tiếp xúc với da hay bất kì vết thương hở nào trên cơ thể. Vì thế, sau khi xử lý xong đồ hộp bị nhiễm khuẩn, bạn nên đeo gang tay trong suốt quá trình xử lý.

Đồng thời, nên sử dụng dung dịch có pha theo tỉ lệ 1 : 5 (1 phần chất tẩy trắng clo gia dụng dạng lỏng không mùi (như 5 – 6% Natri Hypoclorit) với 5 phần nước sạch) để xử lý, lau chùi trên bề mặt làm việc, thiết bị hoặc các vật dụng khác – được dùng để xử lý đồ hộp bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, bạn còn nên xịt hoặc làm ướt các bề mặt đã tiếp xúc với đồ hộp bị nhiễm bẩn bằng dung dịch tẩy và để yên trong 30 phút trước khi làm sạch lại. Cuối cùng, bạn vứt đi bao tay và rửa tay sạch với dung dịch sát khuẩn cũng như khử khuẩn và giặt sạch quần áo mà bạn mặc trong quá trình xử lý.

Linh Như

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI