Thứ bảy, 12 Tháng mười, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngLợi ích từ trà và các thời điểm "vàng” để uống trà bạn cần biết

Lợi ích từ trà và các thời điểm “vàng” để uống trà bạn cần biết

Lợi ích từ trà đã được nghiên cứu từ rất lâu. Chúng có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, việc lựa chọn thời điểm phù hợp để uống trà lại  vô cùng quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về sức khoẻ. Hãy cùng Foodnk “bỏ túi” danh sách và “khung giờ vàng” để thưởng thức các loại trà tốt cho sức khỏe nhé!

Một nghiên cứu dịch tễ học lớn ở Nhật Bản chứng minh rằng tiêu thụ trà có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do tim mạch. Do hàm lượng Polyphenol epigallocatechin 3 gallate (EGCG) là catechin trong trà dồi dào nhất nên có tác dụng cải thiện các vấn đề về sức khoẻ như tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, béo phì, kháng insulin,… Chính vì thế hiện nay ngoài thị trường đã có khá nhiều loại đồ uống làm từ trà có bổ sung thêm hàm lượng EGCG.

Lợi ích từ trà mà bạn cần nên biết

1. Lợi ích từ trà xanh

Lợi ích từ trà đã được nghiên cứu từ rất lâu. Ngoài ra, việc lựa chọn thời điểm để uống trà lại rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Để sản xuất trà xanh, lá tươi sau khi thu hoạch được hấp ngay lập tức để ngăn chặn quá trình lên men. Quá trình hấp sẽ phá hủy các enzyme, chịu trách nhiệm phá vỡ các sắc tố màu trong lá. Cho phép trà giữ được màu xanh trong các quá trình sấy tiếp theo.

Trà xanh là loại trà không lên men, chứa nhiều catechin hơn trà đen hoặc trà olong khoảng 45 – 90% và chỉ chứa 0,4 – 10% hàm lượng caffein. Hợp chất polyphenol (catechin) trong trà xanh được dime hóa để tạo thành nhiều loại theaflavins. Do đó những loại trà này có thể có các hoạt tính sinh học khác nhau.

Từ xa xưa, trà xanh đã được y học cổ truyền Trung Quốc xem như là một loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe. Trà xanh làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số dạng ung thư. Ngoài ra, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, chống tăng huyết áp, kiểm soát trọng lượng cơ thể, kháng khuẩn,… Theo một nghiên cứu cho rằng nếu tiêu thụ một lượng trà xanh trong thời gian dài, có thể chống lại bệnh béo phì hay tiểu đường loại 2.

2. Lợi ích từ trà olong

Lợi ích từ trà đã được nghiên cứu từ rất lâu. Ngoài ra, việc lựa chọn thời điểm để uống trà lại rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trà olong là loại trà bán lên men, được sản xuất bằng cách làm héo lá tươi (lá trà xanh) dưới ánh nắng mặt trời. Cuối cùng, được thu hoạch sau khi chuyển sang hơi thâm tím.

Các flavonoid là đại diện đặc trưng của trà olong, theasinensin là flavan-3-ols dimeric. Tổng lượng chất chống oxy hoá ở trà olong không cao so với các loại trà khác và hàm lượng caffeine cao hơn trà xanh. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trà olong và theasinensins có một số đặc tính có lợi cho sức khỏe.

Trà olong đã được chứng minh vẫn có các hoạt tính chống oxy hóa. Giúp chống ung thư, chống béo phì, chống tiểu đường. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tim, tăng huyết áp, tác dụng chống dị ứng và tác dụng khử trùng.

3. Lợi ích từ trà đen

Lợi ích từ trà đã được nghiên cứu từ rất lâu. Ngoài ra, việc lựa chọn thời điểm để uống trà lại rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trà đen (lên men hoàn toàn) được làm bằng cách nghiền nát lá trà. Giúp giải phóng polyphenol oxidase và peroxidase để xúc tác hoàn toàn cho quá trình oxy hóa bằng enzyme và quá trình trùng hợp catechin của trà ban đầu.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng L-theanine có ảnh hưởng đến hoạt động điện não. Có đặc tính thần kinh và cũng có thể như một chất dẫn truyền thần kinh. Các nghiên cứu dịch tễ học cũng cho rằng nếu tiêu thụ lượng trà đen phù hợp hàng ngày sẽ giảm nguy cơ liên quan đến bệnh Parkinson.

4. Lợi ích từ trà atiso

Atiso (Cynara cardunculus var. Scolymus) thường được xem như là một loại rau nhưng nó là loại cây kế. Y học xưa đã sử dụng atiso và cũng như trong một vài nghiên cứu đã cho thấy được sự ảnh hưởng tích cực của atiso lên gan. Giúp tái tạo tế bào gan, bảo vệ gan, cải thiện các vấn đề tiêu hoá và ruột nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra, atiso cũng đóng vai trò làm giảm cholesterol do đó giúp ngăn chặn bệnh về tim mạch.

5. Lợi ích từ trà gừng

Gừng từ xa xưa đã được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn. Khác với các loại trà có nguồn gốc từ lá cây, gừng hầu như không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra gừng có tác động rất lớn đến các bệnh về tiêu hoá, triệu chứng buồn nôn và cảm cúm. Dân gian từ xưa cũng thường có thói quen uống nước gừng để chữa trị các vấn đề đường tiêu hoá, do các hợp chất có tính cay nồng như gingerol, gingeridion và shogaol trong gừng hoạt động. Vì vậy, khi bạn cảm thấy đầy hơi hay khó tiêu, có thể pha một tách trà gừng ấm nóng để uống.

6. Lợi ích từ trà hoa lài

Lợi ích từ trà đã được nghiên cứu từ rất lâu. Ngoài ra, việc lựa chọn thời điểm để uống trà lại rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hoa lài thường được làm từ trà xanh hay trà trắng và sau đó được ướp một loại hương lài. Hoa lài cũng chứa lượng lớn polyphenol EGCG ngăn chặn bệnh về tim mạch. Vì thế, chúng cũng sẽ có một số lợi ích, công dụng tương tự như trà xanh. Một số nghiên cứu đã chứng minh các polyphenol trong trà hoa nhài có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Ngăn chặn cholesterol LDL (xấu) khỏi bị oxy hóa, làm tắc nghẽn động mạch của bạn. Ngoài ra, chúng còn có khả năng đốt cháy chất béo, giảm lượng calo trong cơ thể, dẫn đến hỗ trợ trong việc giảm cân, giảm mỡ.

Thời điểm “vàng” để uống trà tốt cho sức khoẻ

1. Khuyến khích uống trà vào buổi sáng

Do chứa một lượng nhỏ caffeine nên bạn có thể uống một tách trà vào buổi sáng để tăng cường sự tập trung và tỉnh táo. Do đó, có thể thưởng thức một tách trà ấm để có một buổi sáng đầy năng lượng.

2. Uống trước khi tập thể dục

Theo một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ trà xanh trước khi tập thể dục, giúp làm tăng khả năng đốt cháy chất béo lên tới 17% của cơ thể. Một nghiên cứu cũng đã chứng minh việc tổn thương cơ do tập thể dục có thể giảm khi uống trà.

3. Hạn chế uống trà vào buổi tối

Trong hầu hết các loại trà đều chứa một lượng caffeine nên sẽ ảnh hưởng đến một số người nhạy cảm với caffeine. Mang lại một số tác dụng phụ như khiến tâm trạng dễ bồn chồn, lo lắng, hay làm tăng huyết áp. Ngoài ra caffeine cũng gây rối loạn giấc ngủ nên khuyến khích chỉ tiêu thụ trà trước 6 giờ tối trước khi ngủ.

4. Hạn chế uống trà trong các buổi ăn

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã chứng minh việc sử dụng trà xuyên suốt buổi ăn sẽ làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể, đặc biệt là sắt. Nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng phenol trong trà cao, dẫn đến có tác động nghịch đến với việc hấp thụ sắt từ các món ăn trong cơ thể.

Kết luận

Trà là loại thức uống dành cho sức khoẻ, giúp phòng chống rất nhiều căn bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý một số tác dụng phụ mà chúng mang lại. Ngoài ra, bạn cần nên lựa chọn thời điểm phù hợp để uống trà. Điều này, sẽ giúp cơ thể có thể hấp thụ tốt và khoẻ mạnh hơn.

Vy Đặng

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI