Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngCoi chừng mang bệnh từ thớt gỗ, cối gỗ

Coi chừng mang bệnh từ thớt gỗ, cối gỗ

Nhà bạn có đang sử dụng thớt gỗ hay cối gỗ trong việc bếp núc hằng ngày? Những chiếc thớt gỗ và cối gỗ từ 30.000 – 70.000đ đang là mối lo ngại rất lớn cho sức khỏe người sử dụng. Bạn hãy là người tiêu dùng thông minh qua những thông tin sau:

Không phải cứ bằng gỗ là tốt

Ngày nay, thớt có rất nhiều chủng loại như nhựa, thủy tinh…, tuy nhiên chiếc thớt gỗ ngày xưa ông bà ta vẫn quen dùng là có nhiều ưu điểm nhất, vừa bền lại không gây độc cho người sử dụng.

Nắm bắt được nhu cầu của nhiều gia đình, ưa chuộng những đồ dùng bằng gỗ hơn bằng nhựa, thủy tinh, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thớt, cối bằng gỗ. Ngoài những loại có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng còn xuất hiện những loại không nguồn gốc, được người bán giới thiệu là “của nhà làm được” nhưng thực chất đó là sản phẩm được các xướng chế biến đồ gỗ tận dụng từ những mẩu gỗ thừa hoặc có xuất xứ từ Trung Quốc.

Với giá rất rẻ, chỉ từ 50.000- 70.000 đối với thớt gỗ và từ 30.000- 45.000 với cối giã đồ ăn những sản phẩm này được người mua “khoác” nhãn là làm từ gỗ nghiến, rất bền và an toàn khi sử dụng.

“Toàn là sản phẩm do chồng tôi ở nhà nhàn rỗi nên tự làm, chứ không phải đồ Trung Quốc đâu mà lo. Toàn bằng gỗ xoan đào, gỗ nghiến lâu năm cả đấy, nên rất bền”, một người bán dao, thớt dạo cho biết.

Tại các hàng dụng cụ gia dụng trong các chợ trên địa bàn Hà Nội cũng có bày bán các loại thớt, cối giã đồ ăn không nguồn gốc này. Và điểm chung của những loại này là có màu sắc rất bắt mắt, nếu đưa sản phẩm lên gần mũi sẽ thấy một mùi rất hắc của hóa chất sơn, vecni tạo độ bóng.

Coi chừng mang bệnh từ thớt gỗ, cối gỗ
Nên chọn sản phẩm có nhãn mác rõ ràng để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm

Hóa chất tạo màu, mùn cưa gây bệnh cho sức khỏe

Bác Thảo (Ba Đình, HN) cho biết: “Không phải đồ bằng gỗ đều là đồ tốt, còn phải tùy thuộc vào gỗ đó là loại gỗ nào. Mấy hôm trước tôi có mua 1 cái thớt gỗ loại to về để chuyên băm chặt thức ăn và một cái cối về giã cua, giã gia vị. Nhìn màu đỏ sậm của 2 mặt hàng này tôi cũng thấy lo ngại, nhưng nghe người bán đảm bảo rằng màu này bám rất chắc, không sợ bị ra màu khi làm đồ ăn… nên tôi mua về dùng.

Dù đã rửa rất kĩ trước khi sử dụng nhưng khi giã cua, màu đỏ sậm của cái cối vẫn bị phai ra cả cua đang giã, còn cái thớt thì sau mấy lần sử dụng bắt đầu xuất hiện hiện tượng bị ra vụn gỗ, băm chặt đồ ăn là vụn gỗ theo đó bám vào thức ăn. Chưa nói đến vấn đề việc màu của sản phẩm và vụn gỗ có gây độc hay không, mà khi ăn đồ ăn cảm giác rất… ghê người.

Theo các chuyên gia hóa học, dù là vụn gỗ an toàn thì chúng cũng không phải là thức ăn, nên nếu đi vào cơ thể với một số lượng lớn, thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Nhẹ thì nổi vài vết mẩn ngứa dị ứng, nặng hơn thì tiêu chảy đau bụng, còn nặng hơn nữa thì lên cơn khó thở, suyễn, hay thậm chí bị sốc phản vệ.

Đó là chưa kể sơn và véc–ni để tạo màu, tạo độ bóng cho thớt, cối giã là một hợp chất hữu cơ, vì thế có những thành phần độc cho sức khỏe của con người.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên cho người tiêu dùng: Nên chọn sản phẩm có nhãn mác rõ ràng để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Không nên chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới… Tuyệt đối không chọn những sản phẩm chỉ ghi thông tin chung chung, lập lờ hoặc tên công ty là Việt Nam nhưng nội dung toàn tiếng nước ngoài.

Sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta vẫn dùng lại thớt đó. Vì vậy, tùy theo mỗi gia đình sử dụng thớt nhiều hay ít, mà các bà nội trợ nên thay thớt theo định kỳ 3 – 6 tháng/ lần.

Theo Dinhduong.com.vn

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI