Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệSoi quy trình sản xuất Tàu Hũ Ky Lá dạng khô từ đậu nành

Soi quy trình sản xuất Tàu Hũ Ky Lá dạng khô từ đậu nành

Tàu hũ ky là một nguyên liệu dễ chế biến thành nhiều món ăn và rất tiện lợi. Nhờ vào mức độ phổ biến mà hiện nay trên thị trường có 2 loại tàu hũ ky lá và tàu hũ ky cọng giòn. Đối với tàu hũ ky lá sẽ được làm dạng khô và dạng tươi. Trong bài viết này, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất tàu hũ ky lá dạng khô, hãy cùng theo dõi nhé!

Tàu hũ ky lá được làm dạng khô và dạng tươi. Trong bài viết này, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất tàu hũ ky lá dạng khô...

Tổng quan

Tàu hũ ky lá có tên gọi khác là phù trúc hoặc váng đậu nành. Loại nguyên liệu này có màu vàng đặc trưng, mỏng và rất giòn. Khi chế biến, người dùng sẽ ngâm nước để tàu hũ ky lá dạng khô này cho mềm ra. Để có được tàu hũ ky lá phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dùng, loại nguyên liệu này phải trải qua quy trình cơ bản.

Tuy chỉ được sản xuất từ đậu nành, thế nhưng tàu hũ ky lá dạng khô vẫn đảm bảo những chất dinh dưỡng cần thiết để cho cơ thể. Với định lượng khoảng 100 g tàu hũ ky lá sẽ chứa tới 500 calo, protein đạt 200 calo, chất béo đạt 180 calo, carbodhyrat là 52 calo,… Tổng hợp những chất dinh dưỡng này sẽ giúp sức khoẻ được cải thiện tốt hơn mỗi ngày. Trong đó, phải kể đến các công dụng về tim mạch, tạo sức đề kháng,… đã được khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu về tàu hũ ky lá.

Thuyết minh quy trình

Ngâm đậu nành

Đậu nành là nguyên liệu chủ chốt làm nên các loại tàu hũ ky nói chung cũng như tàu hũ ky lá dạng khô nói riêng. Mỗi hạt đậu nành sau khi thu hoạch phải được tuyển chọn kỹ lưỡng. Các hạt mốc, sâu mọc sẽ bị loại bỏ. Các hạt đậu nành đạt tiêu chuẩn sẽ được ngâm nước từ 4 đến 6 tiếng. Đậu sẽ được ngâm trong điều kiện nhiệt độ thường. Thông thường 1 kg đậu nành sẽ cho ra 0.4 đến 0.5 kg tàu hũ ky lá.

Xay đậu nành

Sau khi ngâm nước, hạt đậu nành sẽ mềm ra và có hiện tượng trương nước. Lúc này, người thợ sẽ tiến hành xay nhuyễn đậu nành. Trước khi xay, lượng nước sẽ được cho thêm vào khối lượng đậu đã ngâm lúc đầu theo công thức 1 kg đậu nành sẽ thêm 7 lít nước lọc. Kết thúc công đoạn này sẽ thu được hỗn hợp sữa đậu nành loãng – dịch sữa.

Quá trình xay đậu nành sẽ được thực hiện bằng cối đá. Dụng cụ này chỉ áp dụng cho việc sản xuất tàu hũ ky lá truyền thống trong quy mô nhỏ. Ngược lại trong địa hạt sản xuất quy mô công nghiệp, các máy xay hiện đại sẽ được sử dụng thay thế cối đá. Lẽ tất nhiên, các loại máy móc này sẽ giúp tăng năng suất, giảm tối thiểu thời gian sản xuất tàu hũ ky lá dạng khô cũng như các loại tàu hũ ky dạng khác.

Nấu dịch sữa

Dịch sữa đậu nành sẽ được cho một lượng vừa đủ lên chảo và nấu với điều kiện nhiệt độ là 70°C. Chảo để nấu dịch sữa có thể được thay thế bằng các khuôn kim loại.

Khi đạt điều kiện nhất định thì trên mặt dịch sữa sẽ xuất hiện một lớp váng mỏng. Người thợ sẽ dùng dụng cụ để gắp lớp màng váng này lên và phơi khô. Sau đó, phần dịch sữa mới sẽ được cho vào chảo để nấu tiếp.

Tàu hũ ky lá được làm dạng khô và dạng tươi. Trong bài viết này, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình sản xuất tàu hũ ky lá dạng khô...
Dịch sữa sẽ được nấu ở nhiệt độ 70°C, lúc này sẽ hình thành lớp váng mỏng trên mặt dịch sữa

Cứ như thế, dịch sữa đậu nành sẽ tạo hết lớp màng váng này đến lớp màng váng khác. Nói rõ hơn, lớp màng váng này được gọi là lipoprotein. Đây là quá trình liên kết chất đạm và chất béo trong dịch sữa khi gặp nhiệt độ cao.

Thành phẩm và đóng gói

Sau quá trình phơi khô, thành phẩm làm ra sẽ rất giòn và có màu vàng. Thành phẩm này được gọi là tàu hũ ky lá dạng khô. Người thợ sẽ chọn thành phẩm đạt chuẩn, không bị bể nát để đóng gói và đưa ra thị trường.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI