Thứ Tư, 24 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệQuy trình sản xuất Trà Xanh có gì lạ?

Quy trình sản xuất Trà Xanh có gì lạ?

Trà là loại thức uống dân dã nhưng lại gây nghiện đối với nhiều người. Chính vì để phục vụ nhu cầu của người dùng, thế nên hiện nay có rất nhiều loại trà khác nhau. Đặc biệt trà xanh là loại phổ biến hơn cả. Để có được những lá trà thơm ngon khi pha chế đồ uống, loại nguyên liệu này đã phải qua nhiều khâu sản xuất quan trọng. Hãy cùng với Foodnk tìm hiểu về quy trình sản xuất trà xanh qua bài viết sau nhé!

Trà xanh là loại thức uống dân dã nhưng lại gây nghiện với nhiều người. Hãy cùng với Foodnk tìm hiểu quy trình sản xuất trà xanh...

Thuyết minh quy trình

Trà xanh khi pha chế sẽ mang lại nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Đơn giản vì những thành phần dinh dưỡng của lá trà vẫn được giữ lại khi qua quá trình chế biến.

Thu hoạch lá trà

Lá trà khi vào mùa vụ sẽ được thu hoạch. Người ta chỉ thu hoạch búp trà có 2 hoặc 3 lá. Lá dùng để sản xuất trà phải có màu xanh nhạt của búp non, dài khoảng 15cm. Bởi lẽ, những lá trà non sẽ chứa hàm lượng cafein cao nhất (khoảng 4%). Quá trình thu hoạch lá trà sẽ diễn ra từ một tuần đến hai tuần. Song, việc thu hoạch lá trà sẽ không có sự trợ giúp nào của máy móc hay thiết bị hiện đại. Thay vào đó, việc thu hoạch lá trà sẽ hoàn toàn bằng tay.

Vò lá trà

Bước này sẽ làm thất thoát lượng tanin (chủ yếu là chất catechin) khi lá trà bị vò. Đồng thời, chất benzadehit, benzilic, n-pentanol và sis-3-hexanol sẽ tăng lên. Ngược lại, hoạt chất n-heptanol trong lá trà sẽ giảm xuống.

Khi vò, lá trà phải dập nát khoảng 45%. Hơn hết, công đoạn này phải thực hiện hai lần và thời gian mỗi lần vò khoảng 30 phút đến 45 phút. Thêm nữa, lá trà phải được vò trong điều kiện nhiệt độ từ 22°C đến 24°C và độ ẩm đạt khoảng 90%. Khi hoàn tất công đoạn vò, lá trà sẽ được dẫn qua dàn lưới sàng. Lưới sàng này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất vốn có. Tiếp theo, người ta sẽ chọn ra những lá trà đủ tiêu chuẩn và tiến hành diệt men lá trà.

Diệt men lá trà

Trà xanh là loại thức uống dân dã nhưng lại gây nghiện với nhiều người. Hãy cùng với Foodnk tìm hiểu quy trình sản xuất trà xanh...
Lá trà được diệt men

Quá trình này còn được gọi là ốp chè và có tác dụng giữ lại màu xanh của lá trà. Thêm nữa, các dưỡng chất như vitamin, catechin, tannin cũng không bị thất thoát khi thành phẩm. Đây là bước bắt buộc phải có khi sản xuất trà xanh và chỉ thực hiện từ 6 phút đến 8 phút. Sau khi kết thúc công đoạn diệt men lá trà, lá trà sẽ có màu xanh đậm và được gập lại. Để diệt men lá trà, người ta có thể thực hiện một trong các cách sau:

Hấp trà: Cách này được chia làm hai loại: hấp liên tục và hấp gián đoạn. Khi hấp, chất pectin tồn tại trong lá trà sẽ bị hydrat hoá. Nhờ đó, lá trà vẫn giữ được màu xanh và giảm một phần mùi hăng vốn có của trà.

Chần: Lá trà sẽ được chần (luộc) trong nước sôi. Điều kiện nước sôi sẽ giúp diệt men lá trà nhanh. Cũng nhờ vậy, lá trà thành phẩm khi pha sẽ có màu rất xanh. Lẽ tất nhiên, phương pháp chần để diệt men trà sẽ giúp vị đắng của lá trà giảm đi rất nhiều so với phương pháp hấp.

Sử dụng tôn quay: Ngoài hai cách diệt men lá trà từ phương pháp hấp và chần thì phương pháp sử dụng tôn quay cũng được sử dụng. Theo đó, lá trà sẽ được cho vào máy quay có dạng ống được đặt nghiêng một góc nhất định và có bộ cánh đảo bên trong. Lúc này, tôn quay sẽ hoạt động xoay tròn liên tục để giúp lá trà mềm và giảm mùi hăng. Hiện nay phương pháp sử dụng tôn quay trong quá trình diệt men lá trà được sử dụng rất nhiều để thay thế sức người trong sản xuất quy mô lớn.

Sấy lá trà

Khi lá trà đã được diệt men sẽ đạt độ ẩm khoảng 65%. Lúc này lá trà sẽ tiếp tục được sấy khô để độ ẩm giảm xuống còn khoảng 3% đến 4%. Trong quá trình sấy, các chất trong lá trà sẽ được chuyển hoá. Cũng tức là lá trà sẽ tạo ra vị đặc trưng, mùi hương của nước trà khi pha. Thời gian sấy khoảng 30 phút đến 40 phút. Đồng thời nhiệt độ sấy phải đảm bảo 95°C đến 105°C.

Lá trà sẽ được sấy hai lần. Lần sấy thứ nhất sẽ tầm khoảng 15 phút, độ ẩm của lá trà còn 18% đến 20%. Lần sấy thứ hai, nhiệt độ sấy sẽ được giảm xuống còn khoảng 80°C đến 85°C và độ ẩm của lá còn 3% đến 5%. Mục đích của quá trình sấy sẽ giúp lá trà khô lại, đồng thời vô hiệu hoá enzym polyphenols trong lá trà.

Phân loại và đóng gói

Lá trà thành phẩm sẽ được phân ra rất nhiều loại như OP, P, PS, BP, BPS, D, F. Trong đó, lá trà loại D và F thường sẽ không được tận dụng. Vì vậy, hai loại này sẽ được thực hiện các quy trình cần thiết để tạo thành loại trà đen hoặc trà túi lọc.

Sau khi phân loại xong, lá trà sẽ được đóng gói và bảo quản để đưa ra thị trường tiêu thụ.

Lời kết

Từ một lá trà non phải qua rất nhiều công đoạn mới cho ra trà thành phẩm. Hơn hết, mỗi một công đoạn cần phải chính xác từ thời gian, nhiệt độ và độ ẩm. Đặc biệt nhất là quy trình sản xuất trà xanh “nói không” với chất bảo quản hay phụ gia thực phẩm. Đây là điểm khác biệt mà hầu hết không có ở những quy trình sản xuất thực phẩm khác. Nhờ vậy, khi sử dụng trà xanh sẽ được thưởng thức hương vị tự nhiên nhất.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI