Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệTìm hiểu về quy trình làm bánh Cuốn Hà Giang

Tìm hiểu về quy trình làm bánh Cuốn Hà Giang

Bánh cuốn rất dễ ăn vì đơn giản và đa dạng nhân nguyên liệu. Vậy nên món bánh này là lựa chọn phù hợp của nhiều của đối tượng. Ở mỗi vùng miền Việt Nam, bánh cuốn sẽ có cách thức chế biến và hương vị khác nhau. Và món bánh cuốn Hà Giang là một trong số đó. Trong bài viết này, Foodnk sẽ cùng hiểu về quy trình làm bánh cuốn Hà Giang nhé! Do bánh cuốn Hà Giang có nhiều loại. Do đó phạm vi bài viết chỉ xoay quanh về những công đoạn cần có.

Bánh cuốn Hà Giang rất dễ thưởng thức vì đơn giản và đa dạng nhân nguyên liệu. Vậy Foodnk sẽ cùng hiểu quy trình làm bánh cuốn Hà Giang nhé...
Bánh cuốn Hà Giang

Quy trình làm bánh cuốn Hà Giang

Nguyên liệu

Giống với bánh cuốn miền Nam hay miền Trung, bánh cuốn miền Bắc – Hà Giang cũng sử dụng gạo tẻ để làm bánh. Từng hạt gạo tẻ sẽ được lựa chọn tỉ mỉ. Gạo sẽ được ngâm nước qua đêm để mềm và trương nở. Sau đó thợ sẽ tiến hành xay gạo (chủ yếu xay bằng tay) cùng với nước để tạo thành bột lỏng. Bột bánh sẽ được thêm gia vị để khi thưởng thức không thấy nhạt.

Còn nhân bánh cuốn có thịt heo sẽ được băm nhuyễn, mộc nhĩ (được băm nhuyễn), trứng gà, hành phi,… tùy theo người dùng mong muốn.

Tráng bánh

Công đoạn này giống với cách làm bánh tráng truyền thống. Tuy nhiên, bánh sẽ có kích thước nhỏ. Theo đó, bột bánh sẽ được tráng mỏng lên mặt khuôn bánh sau đó đậy nắp lại cho bánh chín.

Bột bánh được tráng mỏng

Khoảng 2 phút thì cho phần nhân vào rồi đậy nắp lại vài phút nữa cho chín rồi dùng cây dài cuộn bánh ra.

Bánh cuốn Hà Giang rất dễ thưởng thức vì đơn giản và đa dạng nhân nguyên liệu. Vậy Foodnk sẽ cùng hiểu quy trình làm bánh cuốn Hà Giang nhé...
Nhân sẽ được cho vào bột bánh

Đối với việc làm bánh cuốn trứng thì thợ sẽ cho trứng gà vào bánh lúc bánh gần chín. Sau đó sẽ đậy nắp khuôn bánh để thành bánh cuốn trứng lòng đào. Còn làm bánh cuốn Hà Giang màu vàng thì sẽ cho trứng gà vào bột bánh để trộn đều rồi mới tiến hành tráng bánh. Loại bánh này chủ yếu ở Hà Giang để cho các em nhỏ thưởng thức.

Bánh cuốn khi hoàn thành thay vì chỉ rắc thêm hành phi như các vùng miền khác thì nơi phố cổ Đồng Văn Hà Giang sẽ có thêm rau mùi để kích thích mọi giác quan về mùi vị lẫn hình thức.

Nước lèo

Đây là một điểm khác biệt nhất của bánh cuốn Hà Giang với các vùng miền khác. Nước lèo dùng ăn bánh được làm xương ống lợn đen của người Mông. Phần xương lợn này sẽ được sẽ được luộc sơ lần đầu nhằm loại bỏ bụi bẩn, các tạp chất bám vào xương ống lợn,… Sau đó, thợ sẽ rửa sạch lại xương ống rồi mới hầm từ 4 tiếng trở lên. Thời gian này đủ để xương ống lợn tiết ra được vị ngon ngọt nhất. Song, khi ăn bánh cuốn, chén nước lèo này sẽ có thêm chả, hành ngò, tiêu, ớt, dấm chua, măng rừng,… để tăng thêm phần hấp dẫn của đặc sản Hà Giang.

Bánh cuốn Hà Giang sẽ được dùng với nước lèo

Tạm biệt

Các công đoạn làm bánh cuốn Hà Giang không có gì khó cả. Thế nhưng để làm được một phần bánh cuốn đúng chuẩn nơi phố cổ Đồng Văn Hà Giang cần sự khéo léo của đôi tay trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu đến tráng bánh. Vậy mới thấy, bánh cuốn Hà Giang tuy đơn giản nhưng lại mang nét riêng của ẩm thực nơi miền núi Việt Nam. Cũng qua đó, món ăn này là một mảnh ghép hoàn hảo tạo nên nền ẩm thực đặc sắc Việt Nam.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI