Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngTìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và công dụng của nấm bào ngư

Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và công dụng của nấm bào ngư

Nấm bào ngư có vị ngọt thanh, làm nên nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng. Đặc biệt làm món chay hay mặn đều được, lại tốt cho sức khỏe. Hãy cũng Foodnk tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng của chúng nhé!

Nấm bào ngư có vị ngọt thanh, làm nên được nhiều món ăn bổ dưỡng. Vậy giá trị dinh dưỡng và công dụng của chúng bạn đã biết chưa...

Đặc điểm của nấm bào ngư

Nấm bào ngư có tên khoa học là Pleurotus Ostreatus. Là một loài nấm thuộc họ Pleurotaceae rất đặc trưng trong họ nấm. Loài nấm này mang trong mình giá trị dinh dưỡng phong phú. Giúp cho cơ thể bồi dưỡng và phòng ngừa nhiều bệnh tật  trong cuộc sống.

Nấm có quả thể khá lớn, đường kính trung bình từ 2 – 4 cm, đổ màu từ xám đến xám trắng. Chúng có dạng hình phễu lệch, mũ nấm xòe ra, mặt trên mũ có màu trắng hoặc xám tượng trưng cho màu của 2 loài nấm này, chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có các cánh tơ mỏng và thân khá chắc. Chúng hay mọc thành từng cụm vào nhau, ít khi mọc đơn lẻ, nếu mọc đơn lẻ có thể là do dinh dưỡng không đủ hoặc dinh dưỡng chỉ nuôi 1 thể nấm ra cực khỏe.

Nấm bào ngư trong tự nhiên thường chủ yếu mọc trên các thân cây khô hoặc cây suy yếu. Thường mọc thành những tai nấm xen kẽ nhau và hình thành liên kết trông như các bậc thang. Nấm ưa điều kiện khí hậu mát mẻ, cần hạn chế tiếp xúc với nắng trực tiếp chiếu vào phôi hoặc tai nấm, cũng không được bị gió lùa vào khi đã ra tai nấm vì có nguy cơ cao làm cho tai nấm bị quéo, hóp, méo khá xấu… khả năng cao là không thể sinh trưởng.

Những loại nấm bào ngư phổ biến

Nấm bào ngư xám

Nấm bào ngư xám có tên khoa học là Pleurotus Sajor caju. Lúc đầu nấm được nuôi trồng ở Ấn Độ, sau đó du nhập vào Trung Quốc, rồi về Việt Nam. Nấm có quả thể phẳng, cong lại khi già, mũ nấm hình tròn, đường kính 5 – 15 cm. Nấm có màu sắc xám, thịt cân nấm chắc và có màu trắng, có lông nhung. Nấm khi ăn có vị giòn, ngọt và dai nhẹ.

Ở nước ta, loại nấm này được trồng nhiều chủ yếu ở niềm nam, nhất là ở TP.Hồ Chí Minh và miền Tây Nam Bộ.

Nấm bào ngư Đài Loan

Nấm bào ngư Đài Loan hay còn gọi là nấm bào ngư Nhật, có tên khoa học là Pleurotus Cytidiosus. Loại nấm này có kích thước khá lớn, đường kính mũ nấm khoảng từ 7-12cm, có khi lên đến 35cm. Nấm có màu nâu tro. Trên bề mặt mũ của nấm có vảy màu nâu đen, cho vị ngon lạ khi ăn.

Nấm bào ngư tím

Nấm bào ngư tím có tên khoa học là Pleurotus Ostreatus. Nấm có kích thước vừa hoặc lớn, đường kính nấm khoảng 5-21cm, có màu trắng hoặc màu tro. Tuy nhiên, khi nấm mới nở thì chúng có màu tím hoặc nâu xám.

Cuống nấm mọc xiên, thường ngắn (khoảng 1-3cm) hoặc không có, bề mặt nấm có lông nhung. Loại nấm này còn có giá trị dược liệu được đánh giá cao trong y học. Nấm còn được gọi với tên thay thế là nấm hương chân ngắn.

Nấm bào ngư trắng

Nấm bào ngư trắng có tên khoa học là Pleurotus Florodanus. Dòng nấm này có màu nâu gụ khi ở dưới điều kiện nhiệt độ thấp và đầy đủ ánh sáng. Ở nhiệt độ cao, quả thể nấm chuyển sang màu trắng sữa rất đẹp. Nấm bào ngư trắng có tính kháng tạp nấm, tạp khuẩn cao, sản lượng đạt được khi nuôi trồng cũng đạt mức cao nhất.

Nấm bào ngư vàng (nấm sò vàng)

Nấm bào ngư vàng có tên khoa học là Tamogi. Loại nấm này chuyên dùng trong việc bào chế thành nước cốt nấm. Chúng giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, ở nước ta loại nấm này chưa được trồng phổ biến như các loại nấm trên.

Giá trị dinh dưỡng

Nấm bào ngư có vị ngọt thanh, làm nên được nhiều món ăn bổ dưỡng. Vậy giá trị dinh dưỡng và công dụng của chúng bạn đã biết chưa...

Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, trong 100g nấm bào ngư có cung cấp 33 calo, 6% chất xơ, 10% vitamin B1, 27% nhu cầu vitamin B2, 31% vitamin B3, 26% vitamin B5, 8% vitamin B6, 7% vitamin D, 9% kali, 27% đồng, 16.5% sắt, 4,5% Magie, 5% Mangan, 17% phốt pho, 5% Selen và 7% kẽm cần cho cơ thể.

Tuy hàm lượng của các vitamin và khoáng chất trong nấm bào ngư chỉ tương đương với các loại rau xanh nhưng nó lại chứa tương đối đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu trong đó có vitamin D là một loại vitamin mà cá loại rau hay thịt không có.

Công dụng

Vì có giá trị dinh dưỡng tương đối phong phú, vì vậy chúng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nấm bào ngư chứa rất nhiều các hợp chất làm giảm cholesterol trong máu, giảm thiểu lượng đường hấp thụ vào cơ thể. Chúng giúp điều hòa và lưu thông máu rất tốt. Từ đó, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hỗ trợ trị bệnh rất hiệu quả.

Giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Israel, trong nấm bào ngư có chứa chất alpha-glucan. Đây còn được gọi là hợp chất đường liên phân tử, chất này có khả năng tiêu diệt được các tế bào ung thư ác tính. Bên cạnh đó, hoạt chất l-atin có trong tai nấm, trên phiến nấm và có mặt nhiều nhất ở phần bào tử nấm, có khả năng phòng tránh ung thư rất hiệu quả.

Người khỏe mạnh khi thêm nấm bào ngư vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể ngăn ngừa được các tế bào xấu gây nên bệnh ung thư. Đối với người mắc bệnh ung thư, có thể bổ sung được rất nhiều chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Hơn nữa, các hoạt chất có lợi trong nấm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư.

Làm giảm hàm lượng cholesterol

Trong nấm bào ngư có chứa các satin như chất l-asatin. Chất này còn được gọi là giúp ức chế men khử HMG-CoA trong cơ thể. Chất l-asatin còn là để tăng lipid trong máu, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol, điều tiết lại lượng máu trong cơ thể.

Nhóm chất có trong nấm giúp tăng năng lượng cho máu động mạch vành. Sử dụng nấm thường xuyên có thể hạn chế được tình trạng tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cơ tim. Từ đó, các hoạt chất này phát triển còn có thể ngăn ngừa được bệnh đột quỵ, nhất là ở người cao tuổi.

Một số công dụng khác

Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, loại nấm này còn có khả năng phòng ngừa và chữa các bệnh như: Hạ huyết áp, chữa bệnh đường ruột, chống béo phì, thanh tẩy máu xấu.

Nấm bào ngư cung cấp lượng protein cao mà không gây tích tụ mỡ, đây là thực phẩm lí tưởng cho những người bị bệnh gout.

Nấm bào ngư tự sản sinh ra hợp chất có tính kháng khuẩn rất mạnh. Do đó, khi ăn nấm sẽ tiết ra một loại chất kháng giun tròn và tuyến trùng. Nấm có tác dụng rất hiệu quả trong việc phòng ngừa giun sán.

Các thành phần dinh dưỡng có trong nấm bào ngư hầu hết là dễ hấp thụ. Bởi vậy, nấm được chọn là một món ăn dinh dưỡng phù hợp với người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai. Chúng còn được các bà mẹ tin dùng cho trẻ em ăn dặm trong giai đoạn phát triển.

Giá trị kinh tế

Nấm dễ trồng, dễ bảo quản và thu hoạch theo đợt nên không tốn nhiều công chăm sóc, đầu ra rất ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá nấm tùy theo mùa vụ, trung bình 25.000 đến 35.000 đồng/kg. Với mức giá ổn định như vậy, nông dân có thể có thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng sau khi trừ hết mọi chi phí phối giống, nhà trại, nước tưới…

Trồng nấm không khó, quan trọng là phải biết cách lựa chọn phôi giống đạt chất lượng. Bên cạnh đó, để sản xuất thành công, phải tìm hiểu đặc tính của loại cây trồng này, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào các vụ sản xuất nấm.

Một số sản phẩm được chế biến từ nấm bào ngư

Nấm tươi thường được sử dụng và chế biến với các sản phẩm đi kèm như: thực phẩm ăn chay, giúp tăng hương vị khi chế biến cùng với hải sảnthịt, cá…, các món xào, các món lẩu, nấm xào xả ớt, canh chua nấm, nấm luộc/ hấp bia chấm nước mắm gừng tỏi, súp nấm,… và nhiều món ngon khác…

Ngoài ra, hiện nay loại nấm này đang được dùng làm nguyên liệu để chế biến nên món snack nấm nguyên miếng, nguyên tai bằng công nghệ chiên chân không rất hấp dẫn. Sản phẩm được đón nhận ở nhiều thị trường ăn vặt nổi tiếng như Thái Lan, Singapore,…

Linh Như

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI