Thứ Sáu, 26 Tháng Tư, 2024
Trang chủMô hình khởi nghiệpSữa bắp Thu Bồn, sản phẩm khởi nghiệp từ mô hình HTX nông nghiệp địa phương

Sữa bắp Thu Bồn, sản phẩm khởi nghiệp từ mô hình HTX nông nghiệp địa phương

Trải qua bao mùa nắng mưa, bãi bắp xanh mơn mởn bên dòng Thu Bồn (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) luôn cho ra những hạt bắp căng tròn. Từ đó, HTX Nông nghiệp Điện Phước II đã cho ra sản phẩm sữa bắp Thu Bồn. Hiện, HTX đang trên đường đưa sản phẩm tiến tới chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần nâng cao giá trị đặc sản địa phương, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo.

Đây là một mô hình khởi nghiệp được VINAORGANIC chuyển giao trọn gói công nghệ và máy thiết bị sản xuất, nhằm tận dụng lợi thế địa phương để phát triển kinh tế.

Cải thiện đời sống

Lâu nay, cây bắp ở bãi biền Gò Rì (thôn Nhị Dinh, xã Điện Phước) bên dòng Thu Bồn đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực giúp người nông dân nơi đây có kế sinh nhai. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên sản phẩm bắp thô còn lắm bấp bênh.

Bắp bên dòng sông Thu Bồn là một trong những loại cây trồng chủ lực giúp người nông dân nơi đây thoát nghèo (Ảnh: TL)
Bắp bên dòng sông Thu Bồn là một trong những loại cây trồng chủ lực giúp người nông dân nơi đây thoát nghèo (Ảnh: TL)

Trước những khó khăn cùng với những trăn trở, ông Đinh Văn Tấn – Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Nông nghiệp Điện Phước II đã cùng các cộng sự đã ấp ủ ý tưởng chế biến bắp thành sản phẩm nước uống với nhiều dinh dưỡng để cải thiện đời sống kinh tế cho người nông dân.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình nông thôn mới cộng thêm nỗ lực của HTX mà mẻ sữa đầu tiên đến được với thị trường vào tháng 11/2019. Sản phẩm của đơn vị kết tinh từ những hạt bắp non thơm ngậy hoàn toàn từ vùng canh tác bắp của quê nhà” – ông Tấn chia sẻ.

Hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị, HTX Nông nghiệp Điện Phước II đã xây dựng nhà xưởng một cách bài bản, trong đó có phòng thanh trùng phục vụ riêng cho việc chế biến sữa bắp Thu Bồn với 1 giàn máy 100 lít/mẻ và 1 giàn máy 50 lít/mẻ.

Tính đến nay, mỗi tháng đơn vị tiêu thụ khoảng 1.000 lít sữa và đang tăng dần quy mô theo thời gian. Không chỉ vậy, để hướng đến đối tượng học sinh mẫu giáo, học sinh tiểu học, HTX đang tính toán tung ra thêm các sản phẩm phù hợp (loại chai dung tích nhỏ). Hiện, xưởng sản xuất sữa bắp đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động của đơn vị.

Vươn xa hơn nữa

Được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng, đến nay sản phẩm sữa bắp Thu Bồn đã đăng ký thương hiệu, logo, mã vạch truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng. Đây chính là bước đầu tiếp cận việc quảng bá trực tuyến cho sản phẩm.

Nhờ chất lượng đảm bảo nên sữa bắp Thu Bồn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn (Ảnh: TL)
Nhờ chất lượng đảm bảo nên sữa bắp Thu Bồn được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn (Ảnh: TL)

Trong đầu tháng 7, sản phẩm sữa bắp Thu Bồn sẽ tham dự hội chợ ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) để tiếp tục xúc tiến sản phẩm rộng rãi ra thị trường hơn nữa.

Cũng theo Giám đốc Đinh Văn Tấn, hiện HTX đã có đại lý phân phối hàng ổn định tại huyện Tiên Phước, bước đầu mở rộng kênh bán lẻ tại Hội An, Đà Nẵng và đang cố gắng kết nối thêm đầu ra để tăng quy mô sản xuất bởi nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn sàng cung ứng đủ quanh năm.

Là một trong 7 sản phẩm mới được UBND thị xã Điện Bàn đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2020, HTX Nông nghiệp Điện Phước II đang tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm sữa bắp nhằm hướng đến việc đạt chuẩn 3 sao cấp tỉnh.

Từ đó có thể hy vọng rằng thứ quà quê đậm đà sẽ ngày càng vươn xa hơn, trở thành một sản phẩm đặc trưng gây ấn tượng với mọi người khi nhắc về vùng đất này. Đời sống của các thành viên HTX và những người nông dân liên kết ngày càng được cải thiện từ thương hiệu của sản phẩm OCOP.

Theo Thoibaokinhdoanh

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI