Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngĂn - Làm đẹpNhững tranh cãi về nguồn gốc Hamburger và cách ăn đúng chuẩn

Những tranh cãi về nguồn gốc Hamburger và cách ăn đúng chuẩn

Với sự phát triển mạnh mẽ của đồ ăn nhanh trên toàn cầu, chắc hẳn rằng ai cũng nghĩ nguồn gốc hamburger bắt đầu từ nước Mỹ. Tuy nhiên, xuất xứ của những chiếc bánh nổi tiếng này vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều và gây không ít tranh cãi.

Đồ ăn chế biến sẵn được tiêu thụ rất nhiều ở nước Mỹ và ngày càng phát triển hơn ở Việt Nam. Đặc biệt đối với dân văn phòng của nước ta...

Những tranh cãi về nguồn gốc hamburger

Bánh mì hamburger có cách đọc là hăm-bơ-gơ hay hem-bơ-gơ. Là một dạng đồ ăn nhanh. Hamburger là loại đồ ăn nhanh dành cho người luôn bận rộn, không có nhiều thời gian.

Hamburger bao gồm 2 nửa bánh mì hình tròn, ở giữa có kẹp thịt. Thịt được kẹp thường là thịt bò và 1 số loại rau, củ, gia vị. Thịt kẹp đã được nướng, chiên hoặc đã được hun khói. Người ta thường thưởng thức bánh cùng với khoai tây chiên.

Lịch sử của những chiếc bánh hamburger đã gây ra không ít tranh cãi xung quanh. Có giả thuyết cho rằng xuất xứ của món đồ ăn nhanh này là từ Đức. Thế nhưng lại có ý kiến cho rằng, nguồn gốc có từ ngàn năm trước, người Ai Cập cổ đại đã ăn thịt viên bằm. Sau này, chúng được ép thành dạng dẹt và được người Mông Cổ tích trữ dưới yên ngựa. Vào thế kỷ 13, khi xâm chiếm châu Âu, họ đã sáng tạo ra loại bánh có thể ăn được ngay cả khi cưỡi ngựa, đó là bánh hamburger.

Khi người Mông Cổ chinh phục được Moscow, họ đã du nhập loại bánh này vào nước nga. Tuy nhiên, người Nga đã có sự sáng tạo mới để biến thành món ăn độc đáo của riêng nước họ. Những người đầu bếp đã cho thêm một ít hành tây được băm nhuyễn và trứng vào bên trong nhân của chiếc bánh. Họ gọi món bánh của mình là “Steak Tartare” (Tartar là tên gọi người Mông Cổ).

Mãi sau này khi thương mại phát triển, món ăn độc đáo này mới xuất hiện ở Đức. Dần dà công thức làm bánh cũng được lan truyền rộng rãi. Đến nỗi chúng trở thành một món ăn thông dụng của mọi nhà. Đặc biệt hơn khi nó được phổ biến và ưa chuộng tại thành phố Hamburg của Đức. Từ đó cái tên gọi hamburger cho món bánh này mới được ra đời.

Một giả thuyết khác lại cho rằng: nguồn gốc Hamburger bắt dầu từ nước Mỹ. Nó có mặt vào năm 1834 tại một nhà hàng Delmonico ở New York. Tuy nhiên lúc này, trên menu của nhà hàng, món ăn này lại có tên là bít tết Hamburg – thịt bò được băm nhỏ, kết hợp với tỏi, hành, muối và tiêu, sau đó đem nướng hoặc chiên lên. Phần nhân của bánh được ăn kèm với bánh mì, tuy rằng không phải ở dạng kẹp thịt.

Thế nhưng, nếu quan niệm rằng bánh hamburger gồm 2 miếng bánh mì kẹp 1 miếng thịt bò bằm ở giữa thì làng Seymour tự tin gọi mình là “cha đẻ của hamburger”. Bởi một người có tên là Charlie Nagreen, đến từ Seymour – Wisconsin, ở tuổi 15 đã bán loại bánh này tại hội chợ Outagamie County. Anh ta thường gọi loại bánh này là Hamburger Charlie. Mỗi năm có hội chợ anh đều bán chúng, cho đến khi anh ta qua đời vào năm 1951.

Cũng là giả thuyết khác: Hai anh em nhà Lassen cũng quả quyết rằng mình là “ông tổ” của hamburger, họ đã sáng tạo ra nó vào năm 1892.

Ngược lại, nhiều người cũng tin rằng anh em nhà Menches đã phát minh ra món bánh này tại hội chợ quận Erie năm 1885. Theo đó, khi bán xúc xích nhưng do hết hàng, họ buộc phải mua thịt bò bằm để thay thế. Khi chiên nó lên, họ thêm vào một vài gia vị để tăng sự hấp dẫn. Sau đó, Frank Menches nhìn lên bảng hiệu ở hội chợ Hamburg và nói: “Đây là hamburger!”.

Với những thông tin trên cho thấy rằng nguồn gốc hamburger ở rất nhiều nơi khác nhau trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng bằng việc món ăn này trở nên phổ biến từ năm 1904. Những năm tiếp theo, nó đã trở thành món ăn nhanh tại nhiều chuỗi cửa hàng ở Mỹ.

Hamburger ngày nay đã trở thành biểu tượng của nước Mỹ. Khi hai anh em là Maurice và Richard McDonald mở cửa hàng McDonald’s đầu tiên tại California vào năm 1948. Sau đó không lâu, chuỗi cửa hàng McDonald’s mọc lên trên khắp thế giới. Họ đã bán một loại bánh có tên là Big Mac. Chúng nhanh chóng trở thành món ăn bán chạy nhất thế giới và được nhiều người ưa chuộng.

Chắc hẳn ai cũng đã từng ăn hamburger, nhưng về nguồn gốc hamburger thì không phải ai cũng rõ. Cùng tìm hiểu nguồn gốc và cách ăn món ăn...

Những lầm tưởng “hài hước” về hamburger

Mới đây, trên diễn đàn mạng xã hội, một cư dân mạng đã bình luận rằng: “Đã là hamburger rồi còn bò nữa”. Theo anh chàng, trong chữ hamburger thì “burger” có nghĩa là cái bánh, còn “ham” có nghĩa là thịt giăm bông. Vì vậy, hamburger có ý chỉ cái bánh kẹp thịt giăm bông. Còn khi kẹp nhân khác thì sẽ có tên là eggburger (nếu nhân trứng), chickenburger (nếu kẹp thịt gà)…

Lập tức, quan điểm của anh chàng về món bánh này bị cộng đồng mạng ném đá tơi tả. Bởi đây đơn thuần là tên bánh chứ không nhằm chỉ nhân thịt kẹp giữa 2 lát bánh mì tròn.

Cách ăn hamburger đúng chuẩn

Thường chúng ta sẽ cầm hamburger bằng cách ngón cái giữ đáy bánh. Tiếp theo các ngón còn lại đặt trên nắp bánh. Đó là một cách cầm hoàn toàn sai lầm, mọi người thường sử dụng cách ăn như vậy. Nhưng nếu ăn theo cách này, nhân bánh sẽ dễ bị rơi ra ngoài.

Cách ăn đúng là đặt 2 ngón tay cái và 2 ngón tay út để đỡ phần đáy bánh. Sau đó, 3 ngón tay giữa còn lại nên đặt trên nắp bánh. Cách đặt các ngón tay như này sẽ hạn chế phần thịt, rau, nước sốt bên trong rơi ra ngoài. Đồng thời giữ được lượng thịt bò và bánh ở mức lớn nhất lúc ăn.

Ngoài ra, theo chia sẻ của các blogger ẩm thực có tiếng: cách ăn hamburger chuẩn nhất phải là cầm lộn ngược và ăn bánh hamburger từ phần đáy. Nguyên nhân là do phần đỉnh bánh thường dày hơn phần đáy của bánh hamburger. Do đó việc ăn ngược so với cách truyền thống, tức là xoay ngược chiếc bánh và cắn từ dưới đáy lên đỉnh bánh giúp tránh làm phần nhân bị rơi ra ngoài.

Linh Như

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI