Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệHiểu nhanh quy trình làm Bánh phục linh của Việt Nam

Hiểu nhanh quy trình làm Bánh phục linh của Việt Nam

Bánh phục linh là món quà tuổi thơ bình dị với rất ít nguyên liệu. Vậy, chiếc bánh này được làm ra như thế nào? Trong bài viết này, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình làm bánh phục linh nhé! Tất nhiên, bài viết chỉ tập trung vào những công đoạn chính mà chiếc bánh phục linh cần có để ra lò. Bởi lẽ, chiếc bánh này có thể làm thủ công hoặc tự động hoá bằng máy móc hiện đại.

Bánh phục linh Việt Nam

Quy trình làm bánh phục linh

Sơ chế nguyên liệu

Bột mì (hoặc bột năng) sẽ được tiến hành rây để mịn hơn. Bên cạnh đó, các nguyên liệu tạo màu sẽ được lấy nước cốt nếu như muốn chiếc bánh thêm màu sắc.

Đường sẽ nấu với nước ấm. Sau đó phần nước đường này sẽ được nấu tiếp với nước cốt dừa ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, hỗn hợp này không được quá đặc. Sau đó, nếu muốn tạo màu sắc cho bánh phục linh, thợ sẽ cho nước cốt màu thực phẩm tự nhiên vào hỗn hợp nước cốt dừa. Hỗn hợp nước đường và nước cốt dừa sẽ đóng vai trò là chất tạo độ béo và ngọt cho bánh.

Rang bột

Bột làm bánh sẽ được rang cho chín bởi sự tham gia của nhiệt. Để nhận biết được bột đã chín hay chưa người thợ sẽ sử dụng một ít lá dứa tươi cho vào rang cùng bột. Khi lá dứa giòn, dễ gãy thì kết thúc công đoạn rang. Kế đến thợ sẽ loại bỏ lá dứa và giữ lại phần bột. Cách làm này còn giúp bột có mùi thơm của lá dứa mà không cần phụ gia nào cả. Đồng thời, lúc này là bột đã đạt độ chín tới.

Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình làm chiếc bánh phục linh. Bài viết chỉ tập trung vào công đoạn chính mà chiếc bánh phục linh cần...
Khi rang bột có thể cho lá dứa vào để biết được bột chín hay chưa

Trộn

Bột vừa rang xong sẽ được trộn với hỗn hợp nước cốt dừa đã chuẩn bị. Nếu như có sử dụng màu thực phẩm tự nhiên thì sẽ được cho vào nấu cùng với nước đường và nước cốt dừa ở bước sơ chế.

Khi trộn bột bánh thợ phải rất tỉ mỉ. Mục đích là để đảm bảo bột bánh thật tơi khi trộn. Thế nhưng, bột bánh phải đủ độ ẩm để khi nén không bị vỡ. Đồng thời bột cũng phải đủ độ khô để bánh không bị ướt. Nếu không cẩn thận trong khâu trộn bột, chiếc bánh làm ra sẽ bị vỡ hoặc không có hình dạng đẹp mắt. Nhiều người trong nghề cho biết, thợ có thể nắm chặt bột trong lòng bàn tay. Nếu khi buông tay ra, bột được nén chặt không bị vỡ là đạt.

Tạo hình thành phẩm

Khuôn định hình bánh phục linh sẽ được sử dụng. Khuôn này có nhiều kiểu dáng, hoa văn khác nhau và kích thước nhỏ. Theo đó, bột mì sẽ được phủ lớp mỏng lên lòng khuôn. Sau đó, bột bánh phục linh sẽ được cho vào khuôn này để nén chặt theo hình dạng có sẵn. Nên nhớ, cho bột bánh vào vừa đầy khuôn. Sau đó dùng đồ gạt ngang mặt khuôn cho phẳng là được. Cuối cùng thợ chỉ cần vỗ nhẹ khuôn xuống thì bánh sẽ rơi ra. Như vậy là bánh phục linh đã thành phẩm.

Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu quy trình làm chiếc bánh phục linh. Bài viết chỉ tập trung vào công đoạn chính mà chiếc bánh phục linh cần...
Bột bánh sẽ được cho vào khuôn để tạo hình thành phẩm

Bánh sau khi làm xong sẽ được thưởng thức ngay. Nếu để lâu quá, bánh sẽ không giữ được kết cấu. Ngoài ra, bánh có thể bảo quản tủ lạnh để dùng dần trong 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên lúc này bánh sẽ không còn giữ 100% đặc tính ban đầu.

Lời kết

Như vậy, các bạn đã có thể hiểu được công đoạn làm bánh. Chiếc bánh này có nguyên liệu dễ tìm, giá rẻ và quy trình làm bánh phục linh cũng không quá khó. Tất cả những điều đó đã tạo nên được chiếc bánh “nghèo” nhưng chứa đầy tuổi thơ của người Việt Nam. Nhờ vậy, bánh phục linh đã trỏ thành mảnh ghép không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI