Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhQuy trình Công nghệQuy trình sản xuất Bánh tiêu trong công nghiệp thực phẩm

Quy trình sản xuất Bánh tiêu trong công nghiệp thực phẩm

Trong những món ăn đường phố tại Việt Nam, chiếc bánh tiêu đã dần trở thành món ăn được ưa thích. Vậy, quy trình sản xuất bánh tiêu Việt Nam sẽ gồm những công đoạn nào? Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về những công đoạn cụ thể nhé! Tất nhiên bài viết chỉ đề cập đến những quy trình chung nhất để có được chiếc bánh tiêu ra lò. Bởi vì loại bánh này có thể làm thủ công truyền thống hoặc quy mô công nghiệp.

Chiếc bánh tiêu đã dần trở thành món ăn được ưa thích tại Việt Nam. Vậy, quy trình sản xuất bánh tiêu sẽ bao gồm những công đoạn nào...
Chiếc bánh tiêu Việt Nam

Nguyên liệu

Bột mì lựa chọn phải đáp ứng về các yếu tố như độ mịn, màu sắc, không lẫn tạp chất,… Dù ở quy mô công nghiệp hay truyền thống thì người ta sẽ ưu tiên sử dụng bột mì công nghiệp làm sẵn. Tất nhiên nó sẽ đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn rất tiện lợi về thời gian sản xuất.

Men khô đóng vai trò là chất xúc tác làm bột có độ dai nhất định. Thêm vào đó men nổi sẽ được sử dụng để phối trộn chung. Mục đích sử dụng bột nổi là để tăng thể tích khối bột sau quá trình ủ.

Chất tạo nhũ sẽ được thêm vào khối bột nhào. Cụ thể ở đây là lòng đỏ trứng gà. Nguyên liệu này sẽ giúp kết dính các nguyên liệu thành khối có kết cấu bền. Sau cùng, đường cát trắng sẽ đóng vai trò là chất phụ gia tạo ngọt. Ngoài đường cát trắng, người ta có thể sử dụng đường ở dạng syrup để sử dụng thuận tiện hơn. Chất tạo hương cũng có thể sử dụng ở dạng vani nước. Nguyên liệu này chỉ giúp làm dậy mùi thơm của bánh tiêu chứ không có công dụng nào khác. Vì vậy nguyên liệu này có thể có hoặc không cần thiết khi làm ra bánh tiêu.

Mè (vừng) sẽ được sử dụng để chiếc bánh tiêu thêm bắt mắt hơn sau khi thành phẩm. Loại mè được sử dụng là loại mè trắng.

Phối trộn

Men khô sẽ được làm nổi với một ít nước đường để hòa tan. Nước đường này là được dùng nước ấm nhiệt độ khoảng 30oC. Sau đó, bột mì, đường, men khô đã làm nổi, men nổi sẽ tiến hành trộn đều cho đến khi tạo thành khối đồng nhất. Khối bột này sẽ được ủ trong thời gian khoảng 1 tiếng.

Sau khoảng 1 tiếng, khối bột sẽ tăng thể tích. Lúc này, thợ sẽ tiến hành nhào trộn lại khối bột lần nữa cho đều. Sau đó, khối bột sẽ được chia thành nhiều khối nhỏ. Từng khối nhỏ sẽ được cán mỏng theo dạng tròn rồi ủ tiếp khoảng 30 phút nữa với nhiệt độ khoảng 35oC. Lưu ý là bột không được cán quá mỏng hoặc quá dày. Theo kinh nghiệm của người trong nghề, bột chỉ cần cán mỏng khoảng 2 – 3mm.

Chiên

Chiếc bánh tiêu đã dần trở thành món ăn được ưa thích tại Việt Nam. Vậy, quy trình sản xuất bánh tiêu sẽ bao gồm những công đoạn nào...

Sau thời gian ủ, khối bột cán mỏng sẽ được phủ lên bề mặt một lớp mè trắng để chiên ở nhiệt độ sôi để chín đều 2 mặt bánh. Công đoạn này phải kiểm soát kỹ về nhiệt độ sôi để bánh không bị cháy sém. Ngày nay, để đảm bảo thực phẩm tham gia quá trình nhiệt an toàn và đạt chất lượng thì các loại máy chiên công nghiệp đã ra đời. Do đó, việc sản xuất bánh tiêu có thể thông qua hình thức máy chiên công nghiệp.

Thành phẩm

Bánh tiêu sẽ có độ phòng, được áo một lớp vàng óng với mè phía trên cả 2 mặt bánh. Khi ăn, bánh sẽ có độ ngọt bùi và thơm. Đặc biệt chiếc bánh sẽ rỗng bên trong. Đó là những đặc điểm cơ bản của chiếc bánh tiêu.

Bánh tiêu sẽ được vớt ra để ráo dầu sau chiên xong. Bạn nên thưởng thức bánh ngay khi mới làm xong để cảm nhận được hết hương vị của bánh.

Ngày nay để làm đa dạng chiếc bánh tiêu, người ta thường sử dụng thêm màu thực phẩm tự nhiên từ rau củ. Thêm vào đó là làm phong phú phần nhân bánh bên trong.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI