Thứ ba, 17 Tháng chín, 2024
Trang chủKiến thức đời sốngDinh dưỡngBạn đã biết cách sơ chế củ Gừng sao cho đúng chưa?

Bạn đã biết cách sơ chế củ Gừng sao cho đúng chưa?

Là một loại gia vị quen thuộc và quan trọng trong ẩm thực, thế nên củ gừng có vô vàng lợi ích đối với sức khoẻ. Hầu hết, việc sơ chế củ gừng đều theo quán tính. Cũng tức là nhiều người sẽ bỏ vỏ, làm nát, thái nhuyễn để thêm vào món ăn. Đồng thời có người cũng sẽ dùng cả vỏ của củ gừng để chế biến. Vậy cách sơ chế củ gừng nào là đúng? Câu trả lời sẽ được Foodnk giải đáp cho bạn qua bài viết sau nhé!

Sơ chế củ gừng như thế nào là đúng?

Theo Đông Y, gừng là loại thực phẩm được dùng làm thuốc với rất nhiều công dụng. Việc này đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu về công dụng của gừng trên thế giới. Đơn cử, gừng sẽ giúp giảm cảm cúm, giảm ho, trị phong hàn,… cực kỳ tốt – theo Dược Điển Trung Hoa. Cả vỏ và thịt của củ gừng đều chứa dược tính quan trọng. Hơn hết mỗi bộ phận của nó sẽ chứa thành phần khác nhau. Cũng vì vậy mà vỏ và thịt của củ gừng sẽ mang lại công dụng riêng biệt. Thế nên các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những cách sơ chế củ gừng phù hợp nhất.

Loại bỏ vỏ gừng khi sơ chế

Nhiều người sẽ bỏ vỏ, làm nát, thái nhuyễn hoặc dùng cả vỏ củ gừng để thêm vào món ăn. Vậy cách sơ chế củ gừng nào là đúng...

Vỏ gừng có đặc tính cay nồng và mát. Vì vậy, nếu chúng ta bị phong hàn, nôn nửa, cảm mạo thì nên loại bỏ vỏ gừng để dùng. Vì như vậy cơ thể sẽ thực hiện chức năng giải cảm để cơ thể khoẻ hơn.

Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia đông y Trung Quốc, gừng có thể sẽ tốt hơn khi bỏ vỏ tùy vào thể trạng của mỗi người. Cụ thể, nếu bạn thường lạnh bụng, khó tiêu thì sơ chế có thể loại bỏ vỏ gừng. Vì khi bỏ vỏ, phần thịt gừng sẽ phát huy tính nóng làm ấm bụng. Nhờ vậy, chứng khó tiêu sẽ giảm, hệ tiêu hoá cũng khoẻ hơn nhiều.

Những đối tượng mắc bệnh dạ dày, lá lách cũng không thích hợp dùng gừng có vỏ. Bởi vì tính mát của vỏ gừng sẽ gây khó chịu cho dạ dày và tỳ vị. Mặc khác, nếu bạn thưởng thức các món ăn có tính hàn cũng nên loại bỏ vỏ của củ gừng là tốt nhất.

Dùng cả vỏ gừng khi sơ chế

Nhiều người sẽ bỏ vỏ, làm nát, thái nhuyễn hoặc dùng cả vỏ củ gừng để thêm vào món ăn. Vậy cách sơ chế củ gừng nào là đúng...

Nếu như vỏ của củ gừng có tính mát thì ngược lại thịt gừng lại có tính ấm. Đồng thời, vỏ gừng không chứa độc tố mà còn có nhiều chất xơ nên rất an toàn khi dùng – theo chuyên gia dinh dưỡng Dana Angelo White. Theo y học Trung Quốc, cả vỏ và thịt của của gừng sẽ giúp cân bằng dược tính với nhau. Chính vì vậy, khi củ gừng không gọt vỏ sẽ trung hoà được các đặc tính này. Vì vậy khi sơ chế, chúng ta chỉ cần rửa sạch bụi bẩn bám vào vỏ gừng là có thể dùng được. Cũng sẽ giúp cân bằng việc giải nhiệt và thành nhiệt của cơ thể. Những đặc tính này chỉ phát huy công dụng đối với người có thể trạng bình thường.

Tính ấm của thịt gừng rất có ích cho việc lợi tiểu. Do đó những đối tượng mắc các bệnh này nên sử dụng cả vỏ gừng.

Những đối tượng bệnh phù nề nên dùng cả vỏ và thịt gừng khi sơ chế. Ngoài ra, người bị táo bón, hôi miệng nên sử dụng riêng vỏ gừng để tình trạng sức khoẻ được cải thiện.

Tạm kết

Không có gì để bàn cãi về công dụng của gừng trong đời sống. Hơn hết, mỗi bộ phận của gừng đều mang đến cho sức khoẻ những công dụng tích cực nhất. Tuy nhiên, để những công dụng vốn có này phát huy đúng chỗ thì chúng ta nên biết cách sơ chế củ gừng phù hợp.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

BÀI VIẾT MỚI