Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhPhân loại bao bì thực phẩm trong ngành Công nghiệp thực phẩm

Phân loại bao bì thực phẩm trong ngành Công nghiệp thực phẩm

Bao bì trong ngành công nghiệp thực phẩm thực ra cũng là một loại hàng hoá. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp với khách hàng đầu tiên. Việc lựa chọn bao bì thích hợp dùng cho một loại hàng hóa cụ thể thường dựa trên cơ sở phân loại bao bì và các yếu tố khách quan, chủ quan của sản phẩm, nhà sản xuất.

>> Xem thêm: Tổng quan về bao bì, phân loại, chức năng và vai trò của nó

Chúng ta có thể phân loại chúng theo các cách dễ hiểu như sau:

1. Phân loại theo vị trí tương đối

  • Bao bì sơ cấp (Bao bì cấp 1): Được tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Bao bì thứ cấp:
    • Bao bì cấp 2: Là bao bì đóng gói bao bì cấp 1.
    • Bao bì cấp 3: Là những bao bì, kiện lớn chứa bao bì cấp 2 dùng trong vận chuyển thực phẩm.

2. Phân loại bao bì thực phẩm theo tính chất bao gói

Bao bì kín: Kín hoàn toàn và ngăn cách không gian xung quanh thực phẩm thành hai môi trường riêng biệt.

Bao bì hở: Dùng để đóng gói các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi, bảo quản trong thời gian ngắn có khả năng thấm khí hoặc đục lỗ.

3. Phân loại theo vật liệu chế tạo

Bao gồm các loại vật liệu khác nhau như: Gỗ, giấy, thủy tinh, kim loại, nhựa, phức hợp (bao bì màng ghép nhiều loại vật liệu).

Bao bì trong ngành công nghiệp thực phẩm thực ra cũng là một loại hàng hoá. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp với khách

4. Phân loại theo tính năng kỹ thuật

  • Bao bì vô trùng, chịu được quá trình tiệt trùng ở nhiệt độ cao;
  • Bao bì chịu áp lực hoặc bao bì rút chân không;
  • Bao bì chịu nhiệt độ thấp;
  • Bao bì có độ cứng hoặc tính mềm dẻo cao;
  • Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt;
  • Bao bì chống côn trùng

Do bao bì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm nên chất lượng sản phẩm bao bì được yêu cầu cụ thể như sau:

  • Vật liệu sản xuất bao bì thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu về hàm lượng kim loại nặng có tròng thành phần vậy liệu.
  • Phẩm màu được sử dụng để in ấn trên phải an toàn, không chứa các chất độc hại có khả năng gây nhiễm độc thực phẩm, đặc biệt không được phép in ấn vào mặt trong của bao bì – phần tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Phải được kiểm tra về giới hạn an toàn của các loại bao bì.

FOODNK

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI