Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhPhụ gia thực phẩmNhững điều bạn cần biết về phụ gia Natri Benzoat

Những điều bạn cần biết về phụ gia Natri Benzoat

Mỗi loại phụ gia đều đảm nhận vai trò nhất định khi sử dụng vào việc sản xuất thực phẩm. Và chất phụ gia natri benzoat cũng vậy. Đây là loại phụ gia bảo quản được sử dụng khá phổ biến trong công nghiệp thực phẩm. Bài viết sau đây, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về chất phụ gia natri benzoat này nhé!

Phụ gia natri benzoat được sử dụng phổ biến trong thực phẩm. Bài viết sau đây, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu chất phụ gia natri benzoat...

Tổng quan

Natri benzoat có công thức hoá học là C6H5COONa. Trên thực tế, nó được biết đến dưới các tên E211, muối natri của acid benzoic, benzoat của soda, thực phẩm bảo quản 211, ins 211 chất bảo quản. Chất phụ gia thực phẩm này tan trong nước ở nhiệt độ 300°C và có vị mặn. Nó tồn tại ở dạng bột tinh thể, có màu trắng và không mùi. Đồng thời, nó sẽ tạo vị đắng cho thực phẩm nếu dùng hàm lượng cao.

Natri benzoat thực chất là muối natri của acid benzoic E210. Quá trình phản ứng của hidroxit natri và acid benzoic sẽ tạo ra natri benzoat.

Chất phụ gia bảo quản natri benzoat sẽ ức chế sự phát triển của nấm mốc gây hại phát triển trong môi trường acid. Môi trường có nồng độ pH nhỏ hơn 3.6 là điều kiện tốt nhất để chất này hoạt động.

Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) đã phê chuẩn việc sử dụng chất natri benzoat vào thực phẩm. Theo đó, nó sẽ là chất phụ gia đóng vai trò kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm khỏi nấm mốc, các vi sinh vật gây hại. Theo quy định của FDA, phụ gia natri benzoat chỉ được phép sử dụng với hàm lượng không vượt quá mức 0.1%.

Phụ gia Natri benzoat được tìm thấy ở đâu?

Natri benzoat có mặt trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, nước trái cây, các loại gia vị. Đặc biệt, chất này còn được sử dụng để lên men rượu vang.

Phụ gia natri benzoat được sử dụng phổ biến trong thực phẩm. Bài viết sau đây, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu chất phụ gia natri benzoat...
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường sử dụng phụ gia natri benzoat

Không chỉ có vậy, natri benzoat còn được tìm thấy trong một số loại trái cây như quả nam việt quốc, táo, mận, quế, đinh hương. Thế nhưng, khi tồn tại trong trái cây thì nó sẽ không đóng vai trò chất bảo quản.

Song, các loại sản phẩm đời sống như kem đánh răng, nước vệ sinh răng miệng,… cũng sử dụng natri benzoat.

Cơ chế hoạt động

Natri benzoat dễ dàng chống lại các acid amin nhờ vào phân tử undissociate, lipophilic không dissociated acid benzoic E210 – các phân tử không phân ly. Theo đó, natri benzoat sẽ đi sâu vào tế bào nội bào để cản trở sự hấp thụ acid amin.

Như đã nói, natri benzoat còn có công dụng thẩm thấu nấm mốc, acid hoá tế bào, ức chế hoạt động của enzym hô hấp tế bào vi khuẩn. Nhờ vậy nó càng phát huy tốt nhiệm vụ là chất bảo quản cho thực phẩm. Nhờ vậy, thực phẩm sẽ kéo dài được thời hạn sử dụng mà không lo bị hỏng.

Tác dụng phụ khi sử dụng phụ gia Natri benzoat

Nhìn chung, natri benzoat là chất phụ gia thực phẩm không gây hại đối với cơ thể con người. Điều này chứng minh qua mức độ sử dụng phổ biến của loại phụ gia này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng phụ của nó. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, cơ thể sẽ dễ mắc bệnh ung thư nếu kết hợp natri benzoat với acid ascorbic và kali benzoat (vitamin C). Bởi vì quá trình kết hợp này sẽ tạo ra benzen – chất gây ung thư.

Mặc khác, tính hiếu động ở trẻ nhỏ cũng một phần do chất này gây ra. Theo khuyến cáo, mỗi ngày chỉ nên sử dụng 647mg/kg – 825mg/kg trọng lượng cơ thể. Đối với mỗi quốc gia sẽ có những ngưỡng quy định riêng khi dùng đến chất natri benzoat. Tại Việt Nam, phụ gia natri benzoat chỉ được sử dụng dưới 0,05% hoặc dưới 0,2%. Hàm lượng này sẽ tùy theo trọng lượng sản phẩm hay sử dụng cho từng loại sản phẩm.

Thúy Duy

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI