Trong ẩm thực, giấm ăn là một loại gia vị không thể thiếu được. Và ở mỗi quốc gia lại có những loại giấm ăn đặc trưng làm nên thương hiệu ẩm thực của mình. Điển hình nhất không khỏi nói đến giấm Balsamic của nước Ý. Trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất giấm Balsamic này nhé! Tất nhiên phạm vi bài viết chỉ dừng lại ở những công đoạn chung nhất cần có trong quy trình.

Đôi nét
Giấm Balsamic còn được gọi là giấm thơm. Nó được xếp vào loại giấm ăn thuộc top đắt đỏ trên thế giới đến từ nước Ý. Giấm thơm của Ý được nhiều người ví như vàng lỏng với giá cao ngất ngưỡng. Bởi nó có thể được bán với giá gần 706 USD (khoảng hơn 18 triệu đồng).
Màu sắc đen huyền bí, sánh mịn như mật, cùng với đó là hương vị nồng đậm khó quên là những gì mà người ta nói về giấm Balsamic. Mùi thơm của giấm Ý này thoảng hương quả vả, mật đường, anh đào, chocolate và mận khô. Ngoài ra, cũng có mùi thơm đến từ loại gỗ ủ trong quá trình sản xuất giấm Balsamic. Được biết, khi càng để lâu, giấm Balsamic sẽ càng được nâng cao giá trị.
Để có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị của giấm Balsamic, người ta sẽ kết hợp nó với dầu oliu. Thêm nữa, các món ngọt như kem, quả mọng, thịt bê,… cũng có thể dùng với giấm Balsamic.
Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
Khác với các loại giấm ăn thông thường, để sản xuất giấm Balsamic người ta sẽ dùng quả nho trắng. Nho Trebbiano và Lambrusco là được sử dụng nhiều nhất.
Thậm chí, nhiều nhà sản xuất phải hợp tác với những trang trại trồng nho để cho ra nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn khi làm giấm Balsamic. Và để được gọi là giấm Balsamic thì giống nho phải đến từ vườn nho Sante Bertoni ở Montegibbio, thuộc vùng Emilia Reggio, Ý.
Ép nho (nghiền nho) và cô đặc
Quả nho sau khi đã được tuyển lựa kỹ lưỡng sẽ rửa sạch để ép nước tươi. Nước nho vừa ép sẽ được đun sôi và không chứa cồn.

Nước ép nho sẽ được cô đặc lại để loại bỏ một phần nước (khoảng 30%). Theo đó, người thợ sẽ nấu nước ép nho cho khi sôi, nước ép hơi sệt lại.
Lên men và ủ giấm
Nước ép nho cô đặc sẽ được cho vào thùng ủ. Lúc này đường sẽ được chuyển hoá thành ethanol rồi sang acid axetic. Việc lựa chọn thùng ủ cũng ảnh hưởng đến hương vị giấm Balsamic thành phẩm. Người ta thường dùng thùng gỗ hạt dẻ, anh đào, dâu tằm, tần bì bụi và sồi để ủ giấm.
Công đoạn ủ giấm Balsamic cũng rất cầu kỳ và tốn thời gian. Bởi lẽ, giấm thường được ủ trên 20 mươi năm. Và mỗi năm người thợ sẽ chuyển giấm vào thùng chứa khác để ủ. Đặc biệt, mỗi lần chuyển giấm chỉ được một ít mà thôi và thùng ủ sẽ nhỏ dần. Chính vì vậy, thùng ủ giấm nhỏ nhất được cho là chất lượng cao nhất về hương vị.
Thành phẩm
Giấm Balsamic sẽ có vị chua nhưng đậm đà với vị ngọt dễ nhận ra khi dùng. Và khi dùng, người ta chỉ sử dụng một ít giấm Balsamic là đã có thể làm nên món ăn hoàn hảo về hương vị. Và cũng do một phần là loại giấm đặc biệt này giá không rẻ.
Để kết thúc quy trình sản xuất giấm Balsamic, người ta sẽ chiết rót giấm vào chai, lọ. Nhà sản xuất cũng không quên cũng cấp thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng bằng nhãn dán trên chai, lọ đó.

Tạm kết
Có thể nhận thấy, quy trình sản xuất giấm Balsamic của nước Ý khá công phụ. Mặc dù chỉ sử dụng nguyên liệu đơn giản là từ quả nho. Thế nhưng, mỗi công đoạn làm ra loại giấm này phải đảm bảo nhiều yếu tố. Cũng nhờ vậy mà giấm Balsamic có giá trị cao về mọi phương diện.
Thúy Duy