Thứ Hai, 29 Tháng Tư, 2024
Trang chủKiến thức chuyên ngànhPhụ gia thực phẩmTìm hiểu chiếc Bánh phục linh - phần 2: Nguyên liệu

Tìm hiểu chiếc Bánh phục linh – phần 2: Nguyên liệu

Foodnk đã cung cấp đến người đọc về những điều tổng quan nhất của chiếc bánh phục linh ở phần trước. Trong đó, nguyên liệu làm nên chiếc bánh này cũng rất được chú ý. Trong phần này, bạn hãy cùng khám phá về nguyên liệu làm nên chiếc bánh phục linh nhé!

Nguyên liệu làm chiếc bánh phục linh đã góp phần tạo nên chiếc bánh dân dã đậm chất Việt Nam. Foodnk sẽ cùng bạn khám phá nguyên liệu...

Nguyên liệu

Được ví là chiếc bánh nghèo của người Việt Nam, lý do là vì bánh phục linh được làm từ nguyên liệu quen thuộc. Những nguyên liệu này dễ tìm và không quá đắt.

Bột mì, bột năng

Đây là nguyên liệu quan trọng nhất để làm ra những mẻ bánh phục linh thơm ngon. Người ta có thể sử dụng một trong hai loại bột mì hay bột năng. Thậm chí có thể phối trộn cả hai loại bột này để làm bánh phục linh. Không chỉ làm bánh phục linh, nguyên liệu này còn được sử dụng làm nên nhiều món bánh truyền thống khác của Việt Nam.

Bột sử dụng làm bánh phải đạt độ mịn và không có tạp chất. Thông thường, người ta sẽ sử dụng loại bột công nghiệp để làm bánh phục linh. Bởi lẽ, nó rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian làm bánh.

Ngoài bột năng, bột mì thì bột rau củ (bột khoai lang,…) cũng được sử dụng. Tuy nhiên, nguyên liệu này sẽ được phối trộn với bột chính làm bánh. Tất nhiên, nguyên liệu này sẽ được thêm vào với tỉ lệ ít (khoảng 30%).

Nước cốt dừa

Trên thị trường hiện nay đã có sẵn loại nước cốt dừa công nghiệp. Khi sử dụng loại nước cốt dừa này chỉ cần pha chế làm bánh sẽ rất nhanh. Song, nếu làm thủ công, người ta sẽ sử dụng thịt của quả dừa khô để có được nước cốt dừa. Theo đó, thịt quả dừa khô sẽ được trộn với một ít nước lọc để vắt lấy nước cốt.

Trong quy trình làm bánh, nước cốt dừa sẽ tạo độ béo và kết dính cho bột làm ra. Tất nhiên, hỗn hợp bột làm bánh sẽ không phải ở dạng kết dính. Mà thay vào đó, bột sẽ ở dạng rời nhưng khi nén lại được kết chặt với nhau.

Đường ăn

Đóng vai trò là chất tạo ngọt cho chiếc bánh phục linh. Có rất nhiều loại đường ăn trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có loại đường cát trắng mới được sử dụng làm nên loại bánh này. Trong quy trình làm bánh, đường sẽ được tham gia ở trạng thái lỏng qua việc nấu với nước ấm. Sau đó phần nước đường này sẽ được trộn với bột.

Thời hạn bảo quản bánh phục linh cũng phụ thuộc vào hàm lượng đường sử dụng. Nếu bánh chứa đường nhiều (độ ngọt cao) sẽ giúp bánh bảo quản được nhiều ngày. Trong trường hợp sử dụng đường ít thì bánh nên sử dụng ngay trong ngày.

Nguyên liệu khác

Các nguyên liệu như lá dứa, màu thực phẩm tự nhiên,… sẽ được sử dụng để biến tấu chiếc bánh phục linh. Nó chỉ được sử dụng để tạo màu cho bánh chứ không có công dụng nào khác. Đặc biệt, lá dứa có thể giúp nhận biết bột bánh đã chín hay chưa trong công đoạn tham gia của nhiệt. Bằng cách cho một ít lá dứa vào rang cùng bột làm bánh trong quy trình sản xuất.

Màu thực phẩm từ rau củ được sử dụng để hoá phép cho chiếc bánh phục linh thêm bắt mắt về cảm quan bên ngoài. Đơn cử, màu đỏ có thể lấy từ củ dền, màu cam từ củ cà rốt, màu xanh từ lá dứa,… Vì sử dụng màu thiên nhiên nên thành phẩm làm ra rất an toàn.

Nguyên liệu làm chiếc bánh phục linh đã góp phần tạo nên chiếc bánh dân dã đậm chất Việt Nam. Foodnk sẽ cùng bạn khám phá nguyên liệu...
Màu thực phẩm tự nhiên là nguyên liệu góp phần làm chiếc bánh phục linh đa màu sắc

Tạm kết

Như vậy, người đọc đã được biết thêm về nguyên liệu làm ra bánh phục linh. Hầu hết những nguyên liệu này không khó tìm. Hơn nữa chiếc bánh này cũng không cần quá nhiều nguyên liệu. Do vậy, từ bánh nghèo để chỉ sự gần gũi và đơn giản của phục linh. Qua đó chiếc bánh này đã ghi đậm dấu ấn trong văn hoá ẩm thực của người Việt qua biết bao năm tháng.

Thúy Duy 

Ý KIẾN CỦA BẠN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
CAPTCHA user score failed. Please contact us!

Cộng đồng Công nghệ Thực phẩm Việt Nam

BÀI VIẾT MỚI