Chè kho là món ăn quen thuộc tại vùng đất Nam Định. Nó còn được biết đến là đặc sản của nơi đây được nhiều người ưa thích. Món ăn này có nguyên liệu đơn giản. Thế nhưng để cho ra món chè kho đúng chuẩn là điều không phải dễ. Vậy, trong bài viết sau, Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về những quy trình chung nhất cần có để sản xuất chè kho Nam Định nhé!

Tổng quan
Nếu ai không biết cứ nghĩ rằng chè kho là một món chè. Tuy nhiên không phải vậy, đây là một loại bánh được làm từ đỗ xanh của người dân Nam Định. Người thưởng thức thường sẽ bị chinh phục bởi màu vàng bắt mắt từ đỗ xanh cùng với mùi vị ngọt nhưng không gắt và không gây ngán.
Món ăn này có vị ngọt nhưng không ngấy hay gây ngán. Đồng thời, bánh mềm với mùi vị đặc trưng từ đỗ xanh. Món ăn bánh này được bày bán ở nhiều nơi của Nan Định với giá không quá cao.
Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
Ở Nam Định, người ta chỉ cần dùng đỗ xanh (đậu xanh) và đường là có thể cho ra món chè kho. Người thợ sẽ tuyển chọn từng hạt đỗ xanh không bị sâu mọt, bị mốc,… Sau đó, đỗ xanh sẽ được ngâm nước cho no tầm khoảng 3 đến 4 tiếng.
Thời gian ngâm sẽ ảnh hưởng đến chè kho thành phẩm. Theo đó, nếu đỗ xanh mà ngâm không no nước khi hấp và giã sẽ bị cợn, chè kho không được mịn.
Chè kho có thể dùng hạt đỗ xanh chưa bóc vỏ hoặc dùng loại đã bóc vỏ rồi. Nếu sử dụng đỗ xanh còn vỏ, thợ phải có thêm công đoạn loại bỏ vỏ.
Hấp và giã đỗ xanh
Đỗ xanh sẽ được cho vào nồi cùng với nước và một ít muối để hấp chín. Quá trình hấp cũng mất hơn 30 phút. Khi hấp, người thợ phải canh lửa để tránh trường hợp đỗ xanh bị khê (bị khét). Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thành phẩm cuối cùng về mùi vị và màu sắc.
Giã đỗ xanh chính là công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất chè kho Nam Định. Theo đó, đỗ xanh sẽ được cho vào cối để giã nhuyễn. Đây được xem là cách làm truyền thống để cho ra chè kho. Thế nhưng ngày nay, người ta đã sử dụng máy móc để thay thế. Nhờ vậy, đỗ xanh được làm nhuyễn, mịn và tiết kiệm sức người cũng như thời gian sản xuất.

Sên đỗ xanh
Đỗ xanh sau khi làm nhuyễn sẽ tiến hành sên. Người thợ sẽ cho đỗ xanh vào nồi (hoặc chảo) cùng với đường cát trắng. Định lượng đường được sử dụng phải phù hợp sao cho chè kho làm ra không bị quá ngọt.
Thợ phải khuấy đỗ xanh liên tục cho đến khi thành hỗn hợp đặc sệt. Cũng giống với công đoạn giã, hiện nay việc sên đỗ xanh cũng đã được làm nhanh hơn nhờ vào máy móc hiện đại.

Tạo hình thành phẩm
Đỗ xanh sau khi sên xong sẽ được cho ra khuôn ngay lúc còn nóng. Người thợ có thể tạo hình chè kho theo bất cứ kiểu dáng nào mình mong muốn phù hợp yêu cầu sản phẩm đầu ra. Sau đó, một lớp mè rang sẽ được rắc lên mặt bánh chè kho là hoàn thành.
Cuối cùng, thợ sẽ đóng gói chè kho và in nhãn dán cung cấp về thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng được biết. Đây cũng là công đoạn kết thúc quy trình sản xuất chè kho Nam Định.
Thúy Duy